Ở khu phố 3, phường Phú Mỹ, quận 7 có một lớp học tình thương được duy trì suốt 42 năm qua, góp phần mang đến con chữ, những bài học làm người cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Năm 1982, nhận thấy nhu cầu của một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn và khu vực lân cận theo gia đình từ địa phương khác đến TP Hồ Chí Minh sinh sống, không có điều kiện đến trường, Đảng ủy, UBND phường Phú Mỹ đã thành lập lớp học tình thương. Theo năm tháng, lớp học đã thu hút nhiều trẻ em tham gia học tập, tích lũy kiến thức để theo học các cấp học cao hơn, trưởng thành trở thành công dân tốt.
Để lớp học đạt được hiệu quả, UBND phường Phú Mỹ phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống và phổ cập kiến thức cho các em.
 |
Năm học 2024-2025, lớp học có 30 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, học văn hóa vào buổi tối từ thứ hai đến thứ bảy, chủ nhật học võ thuật. |
 |
Thầy giáo Phan Trung Hải, giáo viên chủ nhiệm, tham gia dạy lớp tình thương đã hơn 6 năm. |
 |
Thầy giáo, Trung tá QNCN Vũ Trường Tính, Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ thuộc Biên phòng cửa khẩu cảng TP Hồ Chí Minh, luôn tận tình với các học trò. |
 |
Lớp học tình thương là nơi nuôi dưỡng ước mơ được đến trường của các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. |
XUÂN CƯỜNG - KIỀU OANH (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
“Lớp học i tờ” thường để chỉ giảng đường của những nhà giáo xưa, tại những nơi giáo dục còn khó khăn, dù không có lương nhưng thầy cô vẫn tìm tòi mở lớp, dạy học cho các thế hệ học sinh. Đến nay, khi đất nước ta đang trên cơ đồ phát triển mạnh mẽ, giữa Thành phố mang tên Bác phồn hoa vẫn có một “lớp học i tờ” do cô Nguyễn Thị Anh (sinh năm 1951, ngụ phường 5, quận 6, TP Hồ Chí Minh) đứng lớp.
Sáng 1-7, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Chỉ huy Trạm Radar 615, Trung đoàn 551, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã đến thăm, tặng quà lớp học tình thương đảo Hòn Chuối.