Sáng 9-9, sự kiện Gia Lai Coffee Festival với chủ đề “Gia Lai-Vùng nguyên liệu chất lượng cao” chính thức diễn ra tại thành phố Pleiku (Gia Lai).
Đây là sự kiện trải nghiệm cà phê địa phương lần đầu tại Gia Lai được tổ chức bởi Trung tâm Dạy nghề pha chế Gia Lai-TRS1 Training Center với sự phối hợp, đồng hành, hưởng ứng của các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê khu vực Tây Nguyên.
Với tiêu chí “from farm to cup”, Gia Lai Coffee Festival được đánh giá là sân chơi, diễn đàn kết nối hệ sinh thái ngành cà phê; đồng thời tạo mối liên kết giữa người nông dân-nhà rang xay-chủ quán cà phê-người pha chế-người tiêu dùng. Tham gia sự kiện có gần 30 đơn vị kinh doanh cà phê trong và ngoài tỉnh Gia Lai.
 |
Gia Lai Coffee Festival tạo cơ hội cho du khách và các doanh nghiệp cà phê có cơ hội giao lưu và trao đổi kinh nghiệm.
|
Trong khuôn khổ Gia Lai Coffee Festival có các hoạt động như: Trải nghiệm các phương thức rang, xay và pha chế cà phê; thi đấu Barista Teamwork; Talkshow về chuyên đề chất lượng cà phê Gia Lai. Ngoài ra, tại sự kiện còn trưng bày 32 mẫu cà phê chất lượng cao của tỉnh Gia Lai và các dụng cụ pha chế, sách, tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực cà phê...
Tại sự kiện, ban tổ chức đã tạo không gian để khách mời, du khách được tham gia trải nghiệm các phương thức rang, xay và thưởng thức hương vị khác nhau của các loại cà phê của Gia Lai.
 |
Nhiều loại cà phê đặc biệt được giới thiệu tại sự kiện. |
 |
Tại Gia Lai Coffee Festival du khách và người dân được thường thức nhiều loại cà phê đặc sản của tỉnh Gia Lai. |
Chia sẻ tại sự kiện, chị Nguyễn Hoàng Ngọc Anh đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết sự kiện là cơ hội để du khách có cơ hội thưởng thức hương vị cà phê đặc biệt của vùng đất Tây Nguyên, cũng như trải nghiệm các hoạt động chế biến cà phê đặc biệt được giới thiệu tại sự kiện.
Tin, ảnh: TUẤN SƠN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Du lịch xem các tin, bài liên quan.
Ngày 24-8 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng”.
Mỗi năm Việt Nam thu hàng tỷ USD từ việc xuất khẩu cà phê vào Liên minh châu Âu (EU). Song quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 29-6-2023 và áp dụng từ ngày 30-12-2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng đang đặt ra những yêu cầu mới với ngành cà phê Việt Nam.
Mới đây trực tiếp tham dự buổi “Cà phê doanh nhân” do một địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức, nhiều người không khỏi băn khoăn khi buổi gặp gỡ có chủ đề rất hay nhưng thực tế không khác gì hội chợ triển lãm để các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Buổi cà phê thu hút hơn 100 doanh nghiệp tham gia, bày tỏ nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhất là về vốn, tình trạng giải phóng mặt bằng và thiếu nguồn nguyên vật liệu xây dựng... Dù được tổ chức trong không gian mở, những ý kiến của doanh nghiệp được lãnh đạo ghi chép cẩn thận, nhưng đại diện các doanh nghiệp lại tỏ ra thất vọng sau phần trả lời của các sở, ngành địa phương.