Đến làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào những ngày này, từ đầu làng đến cuối ngõ đều rực rỡ sắc màu của những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống.
Làng Ông Hảo là một trong những làng nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống nổi tiếng khắp cả nước. Nghề truyền thống của làng đã có từ khoảng những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỷ trước. Đến nay, chỉ còn vài gia đình còn theo nghề. Một trong số đó có thể kể đến gia đình ông Vũ Huy Đông - người đã có hơn 40 năm giữ “lửa” cho đồ chơi Trung thu truyền thống.
Để hoàn thiện một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua 3 công đoạn cơ bản: Tạo khuôn, bồi khô và sơn vẽ. Các khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng được chế tạo tương ứng với một nhân vật cụ thể. Được làm từ nguyên liệu thiên nhiên là bìa, giấy báo sẽ được tái chế làm mặt nạ giấy bồi. Từng chiếc mặt nạ sẽ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn đổ sẵn.
Khi đã bồi khô, những chiếc mặt nạ sẽ được mang đi phơi nắng, thời gian phơi phụ thuộc vào thời tiết. Sau khi phơi khô, mặt nạ sẽ được đục mắt và bắt đầu công đoạn vẽ. Đây là công đoạn thổi hồn qua từng nét màu của người thợ, từng lớp sơn được tô vẽ cứ liên tục nối tiếp nhau, quá trình này được thực hiện tỉ mỉ và cẩn trọng.
Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ làng Ông Hảo, những chiếc mặt nạ giấy bồi cứ lần lượt hiện ra một cách sinh động, mang dáng dấp hình hài thuần Việt, thể hiện sự duyên dáng, hóm hỉnh cũng như nét văn hóa không thể pha trộn của con người Việt Nam.
 |
Ông Vũ Huy Đông đang hoàn thiện chiếc mặt nạ giấy bồi để kịp giao hàng cho các đại lý. |
 |
Những chiếc đầu lân giấy bồi được vẽ y như một, chiếc nào cũng giống chiếc nào. |
 |
Anh Vũ Huy Đàm (con trai thứ 2 của ông Đông) vẫn đang ngày ngày gìn giữ nghề được truyền từ đời cha. |
 |
Công đoạn bồi khô mặt nạ trên khuôn xi măng. |
 |
Mặt nạ bồi khô sẽ được đem đi phơi khô trước khi bắt đầu công đoạn vẽ sơn. |
 |
Từng lớp sơn được tô vẽ cứ liên tục nối tiếp nhau và lần lượt thực hiện đến khi sơn đạt yêu cầu. |
 |
Từng lớp sơn được tô vẽ cứ liên tục nối tiếp nhau và lần lượt thực hiện đến khi sơn đạt yêu cầu. |
 |
Bà Vũ Thị So cho biết, mặt nạ giấy bồi có nhiều hình dạng khác nhau, mô phỏng nhiều nhân vật như Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, các con thú,... với giá từ 12.000 đến 30.000 đồng mỗi chiếc. |
 |
Mỗi nét vẽ đều được tô bằng sự hăng say, lòng nhiệt huyết của những người thợ làm nghề, khiến cho mùa Trung thu thêm rực rỡ.
|
 |
Một số mẫu mặt nạ giấy bồi bán chạy mùa Trung thu năm nay. |
 |
Một số mẫu mặt nạ giấy bồi bán chạy mùa Trung thu năm nay. |
 |
Một số mẫu mặt nạ giấy bồi bán chạy mùa Trung thu năm nay. |
HỒNG PHÚC (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Tết Trung thu cổ truyền, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội) tổ chức Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 từ ngày 23 đến 30-9.
Nhằm mang đến trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa... không khí vui tươi của ngày Tết Trung thu, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, trường học trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo bảo đảm thiết thực và ý nghĩa.
Phố lồng đèn ở đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học (phường 11, quận 5) là điểm đến tham quan, giải trí hấp dẫn của đông đảo người dân và du khách trong dịp Trung thu ở TP Hồ Chí Minh.