Sau một thời gian nghiên cứu với nhiều cuộc khảo sát, hội thảo, tọa đàm, trao đổi để thống nhất phương án trùng tu, ngày 28-12-2022, di tích Chùa Cầu được khởi công trùng tu, tôn tạo.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại lễ khánh thành Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu.

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) Hội An cho biết, với quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được gìn giữ ở mức tối đa. Có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái,… được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.

leftcenterrightdel

UBND TP Hội An tặng giấy khen cho các đơn vị thực hiện trùng tu Chùa Cầu. 

Tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An thông tin, đây là lần đầu tiên mà công trình tu bổ di tích được “Giải phẫu mở”, thực hiện giữa lòng một Đô thị Di sản du lịch nhộn nhịp, người dân, du khách được quan sát, tiếp cận và theo dõi, tìm hiểu toàn bộ quá trình thực hiện tu bổ di tích Chùa Cầu. Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đã đạt được những thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong mỏi của những ai yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này.

leftcenterrightdel

Các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu. 

leftcenterrightdel
Chùa Cầu sau khi tu bổ.  

Ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hy vọng rằng, sau khi được tu bổ, Chùa Cầu sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, mang lại nhiều giá trị văn hóa và kinh tế cho Hội An.

Tin, ảnh: NGÂN HÀ

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.