Thế nhưng, mấy ngày qua, khi nhiều trường có đào tạo ngành sư phạm không tuyển đủ chỉ tiêu, điểm chuẩn trúng tuyển không cao như những năm trước, dư luận không khỏi băn khoăn.

Điều đó cũng cho thấy cả xã hội đã, đang và vẫn sẽ dành nhiều sự quan tâm cho nghề giáo. Ngày nay, dù đâu đó sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường và người thầy cũng phải đối diện với nỗi lo cơm-áo-gạo-tiền thì nghề dạy học, nghiệp làm thầy vẫn là niềm tự hào đối với mỗi nhà giáo khi được đứng trên bục giảng, được "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò. Truyền thống "tôn sư trọng đạo" vẫn là một giá trị cao đẹp trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

leftcenterrightdel
Giờ lên lớp của giảng viên Khoa Hàng không vũ trụ, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ảnh minh họa: qdnd.vn

Đã qua rồi cái thời “chuô%3ḅt chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Phải khẳng định như vậy, bởi trong những ngày qua, dù có vẻ như không nhiều học sinh mặn mà với việc đăng ký theo học ngành sư phạm, nhưng điều đó không phải là tất cả. Sự "phình ra" của nhiều trường đại học sư phạm, ngành nghề đào tạo sư phạm ở nhiều địa phương về mặt nào đó giúp các em có thêm lựa chọn, nhưng cũng chính vì thế mà dường như cung đã lớn hơn cầu. Hơn nữa, giờ đây, các trường, các ngành đào tạo đều bình đẳng như nhau trước cái đích lựa chọn nghề nghiê%3ḅp của lớp trẻ. Dù việc tuyển lựa sinh viên sư phạm năm nay có phần lắng xuống, nhưng nếu vội cho rằng xã hội chẳng còn mặn mà với nghề giáo thì chỉ là cái nhìn mô%3ḅt phía mà thôi.

Tuy nhiên, sẽ là mô%3ḅt chặng đường dài đầy thử thách với các trường sư phạm trong công tác đào tạo đô%3ḅi ngũ giáo viên cho đất nước nếu như số lượng thí sinh đăng ký theo học không mấy dồi dào như hiện nay. Để có mô%3ḅt cây đời tỏa bóng không chỉ cần mảnh đất màu mỡ mà còn phải tuyển lựa được “hạt giống tốt”-những học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Đó sẽ là một trong các nhân tố cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đầu ra cho nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đến ngành giáo dục, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Một khi đời sống của gần 1,2 triê%3ḅu nhà giáo được cải thiện và khi cả xã hô%3ḅi vẫn dành tình cảm trân trọng đối với người thầy thì nghề dạy học luôn có sức hút đối với nhiều học sinh. Đó chính là tiền đề, là đô%3ḅng lực để thúc đẩy ngành giáo dục phát triển.

Một nhà giáo dục vĩ đại từng ví von: Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Cùng với sự quan tâm của toàn xã hội, sự nỗ lực của ngành giáo dục và ý chí vượt khó vươn lên của mỗi thầy giáo, cô giáo, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, nghề cao quý nhất vẫn đang được tiếp thêm những "ngọn lửa" để làm bừng sáng tương lai nền giáo dục của nước nhà.

THỦY SƠN