Chuyện 6 sinh viên được Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì đã nhường chỗ cho các cựu chiến binh xem diễu binh, diễu hành trong Đại lễ ngày 30-4-2025 đang trở thành chủ đề “nóng” trên không gian mạng. Người cho rằng, làm tốt thì phải khen. Người thì bảo, chỉ một hành vi ứng xử mà bất cứ ai có ý thức văn hóa cũng làm, sao phải tặng bằng khen? Làm quá, nó giảm giá trị của hình thức khen thưởng đi, nó biến cái bình thường thành... quý hiếm!
Rạch ròi đúng-sai trong vấn đề này, quả là chín người mười ý!
Trong khi dư luận chưa nguôi chuyện một vài sinh viên có thái độ vô lễ với các cựu chiến binh, thì việc xuất hiện hành động đẹp của 6 bạn sinh viên đã tạo hiệu ứng tương phản rất rõ. Trong chuyện này, chúng ta cần nhân cái đẹp, dẹp cái xấu. Và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ngay và luôn, có hình thức tôn vinh để lan tỏa lối sống đẹp trong giới học đường là rất cần thiết. Vấn đề là, lựa chọn hình thức, cách làm phù hợp để mang lại hiệu quả giáo dục tốt. Trong trường hợp này, một hình thức biểu dương, nhân rộng, học tập, lan tỏa... là đủ.
 |
Ảnh minh họa: Tạp chí Tuyên giáo
|
Làm được việc tốt là phải khen! Nhưng, khen thế nào cho phải?
Tuân Tử, triết gia vĩ đại của Trung Quốc từng nói: Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta.
Khen quá, tức là khen không phải hoặc chưa phải. Khen vống lên, lại thành ra bệnh thành tích. Đáng bàn là, chuyện này trong đời sống xã hội lại diễn ra nhan nhản. Một tập thơ làng nhàng cũng khen vống lên thành “thi phẩm”. Một cuộc thi “ao làng” cũng vống lên thành “ngôi sao”, hoa nọ, hoa kia. Năng lực có một thì vống lên mười... Vống đến mức, nhiều người phải thốt lên, ở xứ ta, cứ bước ra đường là gặp... “hoa hậu”, đến quán nhậu là đụng... “ngôi sao”!
Khen không phải là tác dụng ngược!
PHAN TÙNG SƠN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
Cuối tuần, ngồi cà phê với một người bạn làm cho doanh nghiệp Nhật Bản ở lĩnh vực truyền thông (tại Hà Nội), tôi nghe được chuyện rất đáng ngẫm.
Khách nước ngoài đến Việt Nam thích đi tour trải nghiệm tìm hiểu văn hóa địa phương, khám phá những điều mới mẻ. Những nụ cười sảng khoái của du khách quốc tế khi cặm cụi cuốn tròn trịa nem ở Hà Nội, hò reo lấm lem bắt cá ở Cần Thơ, học vỡ lòng cấy lúa ở Hội An hay khua mái chèo rẽ sóng ở Hạ Long... Lý do của sự đón nhận cởi mở này là trải nghiệm cuộc sống tạo cho họ những dư vị khác biệt, thậm chí có cả lạ và độc.