Giới trẻ hiện nay, nhất là thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) đang hồ hởi theo trào lưu chữa lành. Đó là hành động nhằm khôi phục sức khỏe và trạng thái tinh thần tích cực của một người hoặc một cộng đồng; là một quá trình toàn diện, bao gồm cả việc chăm sóc cơ thể, tâm hồn và tinh thần để đạt được sự cân bằng, hài hòa.
Hiểu một cách đơn giản, chữa lành là quay về với chính mình để chấp nhận và vượt qua những vấp ngã, biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Chữa lành cũng là một cách nói thể hiện lòng yêu cuộc sống thanh bình, giảm áp lực, khuyên con người hướng đến những điều nhân bản, đua tranh có văn hóa, không bị cuốn vào vòng xoáy đồng tiền, vật chất.
Trước những áp lực ngày càng đè nặng trong cuộc sống đương đại, trào lưu chữa lành phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của con người về việc tìm kiếm sự an yên, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời, giúp con người thấu hiểu, yêu thương bản thân hơn, từ đó có thể xoa dịu được những vết thương tâm lý. Điều này giúp con người đối mặt tốt hơn với những khó khăn và thử thách, cải thiện sự tự tin cũng như tư duy tích cực.
 |
Trào lưu chữa lành phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của con người về việc tìm kiếm sự an yên, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời. Ảnh minh họa: baodautu.vn
|
Những áp lực xã hội sẽ không giảm đi mà ngày càng phức tạp, nhiều lên. Trào lưu chữa lành cũng phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của xã hội về sức khỏe và hạnh phúc. Không còn là những mục tiêu xa vời, sức khỏe tinh thần và trạng thái tinh thần tích cực được xem là những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống hài hòa, ý nghĩa. Thế hệ Gen Z, với sự tiếp cận thông tin và nhạy bén với xu hướng, đã dẫn đầu trong việc tìm kiếm, thực hành những phương pháp chữa lành này, mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển cá nhân và cộng đồng. Cùng với đó, việc người trẻ kết nối người thân trong gia đình và cộng đồng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh cũng là một phần quan trọng của quá trình chữa lành. Sự hỗ trợ và hiểu biết từ bạn bè, gia đình có thể cung cấp nguồn lực mạnh mẽ để vượt qua.
Với ý nghĩa đó, chữa lành không phải là né tránh những vấn đề cần giải quyết của bản thân trong hiện tại; không vì chữa lành mà sụt giảm ý chí, lòng quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thiện chính mình.
TRẦN HOÀI
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
Khi giọng hát opera số 1 Việt Nam hiện nay – là ca sĩ Đào Tố Loan cất lên lời hát “Bài ca hy vọng”, những bệnh nhân đang điều trị lại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không khỏi xúc động, một số người hòa giọng hát theo “Chứa chan niềm tin/ Đường ta đi xanh thắm mộng đời…”.
Với kinh phí mổ trung bình mỗi ca từ hàng chục lên tới hàng trăm triệu đồng, việc có con mắc bệnh tim bẩm sinh thực sự là một gánh nặng và không phải gia đình nào cũng có thể trang trải. Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2008, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã nỗ lực triển khai và không ngừng lan tỏa những giá trị nhân văn từ chương trình từ thiện nhân đạo “Trái tim cho em”. Chương trình không chỉ trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một trái tim khỏe mạnh mà còn trao những tình cảm yêu thương của cộng đồng cùng hướng về những mầm non tương lai của đất nước.