Những băn khoăn trên là có cơ sở, bởi Lâm Đồng là địa phương còn nhiều khó khăn, thu ngân sách chưa đủ chi. Thời gian qua, không ít quy hoạch kinh tế-xã hội tại địa phương dù đã được phê duyệt, triển khai thực hiện, nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn, thậm chí có những “quy hoạch treo” gây ra nhiều hệ lụy.

leftcenterrightdel
Một góc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Baoxaydung.com.vn

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Đây chính là căn cứ quan trọng giúp các địa phương nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện huy động nguồn lực, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hình thành các không gian phát triển. Quy hoạch cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm, 5 năm, 10 năm... theo phân cấp quản lý...

Quy hoạch tỉnh (thành phố) được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ để các địa phương phát triển. Tuy nhiên, để quy hoạch đi vào cuộc sống là nhiệm vụ không hề dễ dàng, đòi hỏi sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân. Tại các hội thảo bàn về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, do tính chất chi phối và dài hạn của quy hoạch nên quá trình triển khai thực hiện, các địa phương cần tuân thủ những định hướng đã đề ra. Quy hoạch khi áp dụng vào thực tiễn chắc chắn sẽ phát sinh những bất cập, cần phải điều chỉnh. Khi quy hoạch, phải tiến hành rà soát tổng thể xem có "vênh" nhau hay không. Quy hoạch cấp dưới hoặc quy hoạch các ngành, lĩnh vực phải phù hợp với quy hoạch tỉnh (thành phố). Điều quan trọng là cấp ủy, chính quyền phải kiên trì, quyết tâm thực hiện, tránh kiểu làm theo phong trào, quy hoạch một đằng, làm một nẻo. Quy hoạch phải thực sự đi vào cuộc sống, mở ra cơ hội phát triển, hiện thực hóa quyết tâm của các địa phương hòa cùng mục tiêu phát triển đất nước. 

VŨ ĐÌNH ĐÔNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.