Nội dung thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

leftcenterrightdel

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). 

Bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ hợp tác xã

Theo dự kiến giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, rà soát và chỉnh lý việc thể chế hóa nội dung 8 chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Một trong những nguyên tắc thực hiện chính sách là thống nhất triển khai theo Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ, không thấp hơn chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; làm rõ tiêu chí thụ hưởng chính sách của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự hội nghị.

Tại Điều 21 về chính sách tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh quy định “Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. 

Về chính sách bảo hiểm tại Khoản 2, Điều 23 có bổ sung việc hỗ trợ phí bảo hiểm đối với tài sản chung không chia tham gia bảo hiểm của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hỗ trợ phí bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với thành viên, người lao động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã làm việc theo hợp đồng, hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; tạo điều kiện để các thành viên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về tiêu chí lựa chọn đối tượng được Nhà nước hỗ trợ, Điều 18 dự thảo luật đã được chỉnh lý về các tiêu chí để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như làm rõ các tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn như ưu tiên có số lượng thành viên, thành viên là người khuyết tật, thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nữ nhiều hơn… hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

leftcenterrightdel
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày dự kiến giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Một trong những tiêu chí ưu tiên lựa chọn tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thụ hưởng chính sách của Nhà nước là tham gia liên kết hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số vì mục tiêu phát triển bền vững, tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lợi ích cộng đồng dân cư.

Chống trục lợi chính sách

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng, việc thể chế hóa 8 chính sách theo Nghị quyết 20 đã được thể hiện tương đối rõ. Tuy nhiên, các chính sách còn dàn trải, phân tán, cào bằng, chưa nhấn mạnh đến tính đặc thù của các loại hình hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp. Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần bổ sung thêm điều, khoản quy định cụ thể về chính sách ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

leftcenterrightdel
Đại biểu Nguyễn Văn Huy phát biểu. 

Cũng đánh giá cao việc thể chế hóa Nghị quyết 20, Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) đồng thời cho rằng Nghị quyết 20 đã chỉ rõ kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm bao gồm lợi ích của các thành viên tập thể và nhà nước; coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa xã hội trên địa bàn và là một kênh rất là quan trọng để thực hiện các chính sách văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xã hội trong cộng đồng dân cư. 

Tuy nhiên, những nội dung này tại dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) thể hiện còn mờ nhạt và chưa thật đầy đủ. Nhấn mạnh rằng việc luật hóa các nội dung này là cần thiết nhằm phát huy vai trò hợp tác xã, liên hệ hợp tác xã đối với sự phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đóng góp tích cực, hiệu quả và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần phải tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ hơn nữa Nghị quyết số 20.

leftcenterrightdel
Đại biểu Dương Văn Phước phát biểu. 

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) thống nhất với 3 nguyên tắc thực hiện chính sách quy định tại Điều 17 dự thảo luật. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc: Mỗi tổ hợp tác và hợp tác xã chỉ hưởng một lần đối với 1 chính sách để chống trục lợi chính sách.

CHIẾN THẮNG