Việt Bắc - Quân khu 1 là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn là căn cứ địa Cách mạng - "Thủ đô kháng chiến" của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và là nơi chứng kiến sự ra đời Ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên (27- 7- 1947). Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn đồng chí Thiếu tướng Vi Văn Mạn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Quân khu 1 chung quanh vấn đề này.

Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa thiết thực. Ảnh: Internet

Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí Chính ủy cho biết khái quát sự ra đời Ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên diễn ra trên địa bàn Việt Bắc?

Thiếu tướng Vi Văn Mạn: Như các đồng chí đã biết, để giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945, dân tộc ta đã phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, ngày 19-12-1946 buộc ta phải tuyên bố toàn quốc kháng chiến thì vấn đề thương binh, liệt sĩ trở thành chính sách lớn và rất quan trọng. Ngày 16-2-1947, Chính phủ đã ban hành chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền mất cho thân nhân liệt sĩ”. Chiều ngày 27-7-1947, tại xã Hùng Sơn của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân địa phương đã họp mít tinh để nghe công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận công lao to lớn của Thương binh – Liệt sĩ toàn quốc. Sau này lấy đó làm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Từ đó hằng năm cứ vào dịp 27-7 nhân dân cả nước lại đẩy mạnh các hoạt động quyên góp giúp đỡ, chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ; Trở thành một ngày rất thiêng liêng. Vừa phản ánh ý chí quyết giành độc lập, tự do vừa thể hiện và thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của Đảng và nhân dân ta đối với những người đã vì Tổ quốc mà hy sinh xương máu…

PV: Đặc điểm riêng của đối tượng chính sách trên địa bàn Quân khu 1 là gì, thưa đồng chí Chính ủy?

Thiếu tướng Vi Văn Mạn: Việt Bắc - Quân khu 1 từng là Chiến khu cách mạng, "Thủ đô kháng chiến" của cả nước; ngay từ những ngày đầu cách mạng cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đông đảo tầng lớp nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng tham gia cách mạng, nhiều người tuy không "đội mũ, đeo sao", nhưng đã từng tự nguyện hiến nhà, đất, tiền của, thậm chí cả xương máu để nuôi dưỡng cán bộ và phục vụ cách mạng. Do vậy, trên địa bàn quân khu có nhiều đối tượng chính sách, chủ yếu là miền núi, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa đời sống khó khăn, tuổi cao, sức yếu... Nhiều trường hợp bị thương, mất tin, mất tích từ các cuộc kháng chiến đến nay chưa được giải quyết do chiến tranh, hỏa hoạn, đơn vị giải thể… hồ sơ, giấy tờ bị thất lạc, hư hỏng do hoạt động bí mật.

Phải khẳng định rằng, làm tốt công tác chính sách trên địa bàn quân khu không chỉ là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Nhà nước ta mà còn là sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống của quê hương cách mạng Việt Bắc.

PV: Đề nghị đồng chí Chính ủy cho biết kết quả nổi bật trong thực hiện công tác chính sách ở Quân khu 1 những năm qua?

Thiếu tướng Vi Văn Mạn: Các cơ quan, đơn vị trong quân khu đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn thực hiện có hiệu quả công tác chính sách, nhất là việc chăm sóc các đối tượng chính sách. Chỉ tính từ năm 2002 đến nay, LLVT Quân khu đã quyên

Việt Bắc - Quân khu 1 từng là Chiến khu cách mạng, "Thủ đô kháng chiến" của cả nước; ngay từ những ngày đầu cách mạng cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đông đảo tầng lớp nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng tham gia cách mạng, nhiều người tuy không "đội mũ, đeo sao", nhưng đã từng tự nguyện hiến nhà, đất, tiền của, thậm chí cả xương máu để nuôi dưỡng cán bộ và phục vụ cách mạng. Do vậy, trên địa bàn quân khu có nhiều đối tượng chính sách, chủ yếu là miền núi, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa đời sống khó khăn, tuổi cao, sức yếu... Nhiều trường hợp bị thương, mất tin, mất tích từ các cuộc kháng chiến đến nay chưa được giải quyết do chiến tranh, hỏa hoạn, đơn vị giải thể… hồ sơ, giấy tờ bị thất lạc, hư hỏng do hoạt động bí mật.

Phải khẳng định rằng, làm tốt công tác chính sách trên địa bàn quân khu không chỉ là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Nhà nước ta mà còn là sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống của quê hương cách mạng Việt Bắc.

góp xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" gần 2,6 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa 264 nhà tình nghĩa; tặng 2.154 sổ tiết kiệm trị giá hơn 646 triệu đồng và 81 vườn cây tình nghĩa; thăm hỏi động viên và tặng quà gần 10 nghìn đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, trị giá gần 1,2 tỷ đồng; khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 321.764 lượt người; Quân khu đã cử hàng trăm lượt đại đội, với hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân, các gia đình đối tượng chính sách gặp khó khăn hàng trăm nghìn ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

PV: Vậy những kinh nghiệm rút ra trong thực hiện công tác chính sách ở Quân khu 1 là gì, thưa đồng chí Chính ủy?

Thiếu tướng Vi Văn Mạn: Đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải xây dựng cơ quan chính sách, cán bộ chính sách vừa có tâm vừa có khả năng tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện đồng bộ công tác chính sách, như: đẩy mạnh xã hội hóa việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ người có công với cách mạng. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu phải coi trọng việc động viên cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia phong trào hoạt động tình nghĩa với các hình thức phong phú và hiệu quả, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng, kháng chiến trước đây; xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ở các cấp. Trong hoạt động, có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương; tăng cường giúp đỡ về vật chất, động viên tinh thần đối với các đối tượng chính sách.

PV: Thưa đồng chí Chính ủy, để thực hiện tốt công tác chính sách, thời gian tới, quân khu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung trọng tâm nào?

Trung tướng Vi Văn Mạn: Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội về thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Các đơn vị LLVT quân khu phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa việc chăm sóc các đối tượng chính sách; quyết tâm xóa được đói nghèo cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các đối tượng chính sách ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo; nhân rộng gương thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình… góp phần giữ vững an ninh chính trị, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn quân khu.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chính ủy Quân khu!

TRẦN QUYẾT (thực hiện)