Xây dựng thể chế không tốt cũng tạo kẽ hở cho tham nhũng

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm  cho biết: Pháp luật không bất biến, mà luôn đòi hỏi có sự phát triển cùng với xã hội. Do đó, chúng ta không thể chủ quan với những kết quả đã đạt được, mà phải thường xuyên đánh giá, tổng kết thực tiễn, để không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là một số quy định mới của pháp luật PCTN. Mặt khác, chính công tác xây dựng hoàn thiện thể chế nếu không làm tốt, có sơ hở, thì cũng dễ tạo điều kiện làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Do đó, trong công tác này phải luôn có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, để việc xây dựng chính sách, pháp luật về PCTN, quản lý kinh tế, xã hội bảo đảm công khai, minh bạch, không có tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách, pháp luật.

leftcenterrightdel
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử. 

Xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng –làm gì để hiệu quả?

PV: Như đã nói ở trên, một trong những đột phá quan trọng trong công tác PCTN thời gian qua là kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Xin đồng chí cho biết, ngành Thanh tra đã đạt được những kết quả cụ thể gì trong công tác này?

Đồng chí Trần Ngọc Liêm: Thông qua hoạt động thanh tra, ngành Thanh tra đã góp phần quan trọng cả trong phòng ngừa tham nhũng và trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Một mặt, ngành Thanh tra đã phát hiện, kiến nghị hoàn thiện những cơ chế, chính sách, pháp luật còn sơ hở, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, qua hoạt động thanh tra, đã kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều vi phạm.

leftcenterrightdel
 

Kiến nghị xử lý khác tăng 200%; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản tăng, trong đó thu hồi về tiền tăng gấp hơn 5 lần; chuyển cơ quan điều tra tăng 48% số vụ, tăng 84% số đối tượng. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của BCĐ Trung ương về PCTN, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý quyết liệt, đúng pháp luật nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có vụ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh xử lý tham nhũng, như: Vụ việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ; Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II; Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2…

Mặc dù vậy, ngành Thanh tra vẫn nhận thức rằng cần phải cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân trong công tác PCTN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

leftcenterrightdel
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử. 

Sáu giải pháp trọng tâm, đột phá

PV: Đồng chí có thể cho biết, để thực hiện quyết tâm của Đảng ta trong công tác PCTN, thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ có những giải pháp, chương trình hành động trọng tâm, đột phá như thế nào?

Đồng chí Trần Ngọc Liêm: PCTN là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Với tâm thế vững tin vào sự thành công của công tác PCTN, Thanh tra Chính phủ tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là: Bám sát chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Quốc hội, Chính phủ để xây dựng, triển khai các nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài, nhất là quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2026, góp phần PCTN, lãng phí, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

leftcenterrightdel
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm 

Hai là: Tập trung sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 theo hướng tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về PCTN, nhất là hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu thật sự là những cán bộ “6 dám” như Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XIII đã đề cập: “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

leftcenterrightdel
 

Ba là: Củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực, đề cao sự gương mẫu, quyết tâm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan thanh tra các cấp.

Bốn là: Tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Tố cáo 2018, nhất là những nội dung mới, trong đó có quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, PCTN khu vực ngoài nhà nước; bảo vệ, khen thưởng người tố cáo; tiếp tục hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh; ban hành Bộ tiêu chí đánh giá công tác PCTN đối với bộ, ngành Trung ương, làm cơ sở để đánh giá đầy đủ, toàn diện công tác PCTN trên phạm vi cả nước.

Năm là: Xây dựng, triển khai định hướng, kế hoạch thanh tra theo hướng trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, sẽ lựa chọn để thanh tra công vụ, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở những khâu, những hoạt động quản lý thường xuyên có sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp, nhất là những khâu, những lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận về những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; chú trọng thanh tra đột xuất; nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, nhất là nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra.

Sáu là: Tăng cường phối hợp với các cơ quan, nhất là các cơ quan thuộc khối nội chính, trong việc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN và tổ chức thực hiện; kịp thời cung cấp thông tin, phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động của các cơ quan thanh tra; đề cao vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, của các cơ quan thông tấn, báo chí, của nhân dân và toàn xã hội, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong PCTN; tham gia một cách có hiệu quả, trách nhiệm và khẳng định vai trò trong các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN mà Chính phủ Việt Nam hoặc Thanh tra Chính phủ là thành viên.

leftcenterrightdel
 

Đặc biệt, là dám đương đầu, dám đột phá, đây là vấn đề mới, vấn đề khó, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết, như trong dự thảo Báo cáo Chính trị đã nêu là chưa đồng bộ, thậm chí có chồng chéo, có những lĩnh vực, vấn đề mới phát sinh nhưng pháp luật chưa kịp điều chỉnh.Trong điều kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng của nước ta hiện nay rất quyết liệt, có một bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình. Chính vì vậy, trong dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đặt ra “6 dám” là “liều thuốc” rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

leftcenterrightdel
 

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

(Còn nữa)

BAN MAI – VĂN PHONG – NGỌC CHUNG (Thực hiện)