Quá trình hơn 30 năm trên con đường đổi mới, trải qua nhiều giai đoạn, Quân đội ta đã thể hiện vai trò quan trọng trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế.
Thực tiễn minh chứng, một số DNQĐ tổ chức sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhìn chung, các DNQĐ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, mang đặc thù quốc phòng.
Ông Lã Hữu Vĩnh, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, rất cần huy động mọi nguồn lực để phát triển KT-XH và quân đội không thể đứng ngoài nhiệm vụ đó. Thực hiện chủ trương này không những giúp quân đội tự bảo đảm một phần nhu cầu tự thân mà còn góp phần quan trọng để xây dựng đất nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao tiềm lực về quốc phòng, kinh tế, khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều DNQĐ đầu tư, xây dựng các công trình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo mà hiệu quả kinh tế không phải là ưu tiên hàng đầu, chủ yếu là lo cho cuộc sống của người dân thì đó là điều rất đáng quý, đáng trân trọng. Những hoạt động đó của Quân đội ta không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển, mà là cơ sở để củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. (
HÙNG KHOA ghi)
* Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright:
Phát huy tốt nguồn lực từ quân đội để phát triển kinh tế
Quân đội có những nguồn lực có thể sử dụng để tham gia sản xuất, phát triển kinh tế. Việc sử dụng nguồn lực đó để tạo ra của cải cho xã hội, cũng như giúp nâng cao đời sống của cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội. Điều này cho thấy việc quân đội tham gia làm kinh tế mang lại những lợi ích tích cực. Nhìn rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể như Hàn Quốc đã huy động các nguồn lực của quân đội để tham gia phát triển kinh tế và sau đó đã tạo nên kỳ tích Sông Hàn giúp mục tiêu "quốc phú, binh cường" trở thành hiện thực.
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright:
Bộ Quốc phòng đang thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc tái cơ cấu hoạt động tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội nhằm nâng cao hiệu quả, đóng góp tích cực hơn nữa trong việc nâng cao sức mạnh quân đội. Tôi cho rằng đây là chủ trương đúng và cần khuyến khích nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới. (
SONG AN ghi)
LTS: Quân đội tham gia sản xuất, phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng là chủ trương chiến lược lâu dài, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đã và đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực triển khai, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Nhằm góp phần quán triệt, đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng vào cuộc sống, Báo Quân đội nhân dân tổ chức vệt bài chuyên luận về vấn đề này.
QĐND - Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng bộ Quân đội, các đơn vị trong toàn quân và LLVT đã tích cực thực hiện nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng. Thực hiện chủ trương này không những giúp Quân đội ta và LLVT tự bảo đảm được một phần nhu cầu của mình, mà còn góp phần quan trọng để xây dựng đất nước sau chiến tranh; tham gia xóa đói giảm nghèo; tạo sinh kế bền vững cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao tiềm lực về quốc phòng, kinh tế, khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược.
QĐND - Giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, hoạt động kinh tế-quốc phòng (KT-QP) cần được đổi mới toàn diện để nâng cao hiệu quả. Nhiệm vụ của quân đội trong tham gia sản xuất, kết hợp kinh tế với quốc phòng đặt ra nhiều yêu cầu mới, rất cần phát huy bản lĩnh, sáng tạo và những phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận sản xuất và xây dựng kinh tế.
QĐND - Sau vệt bài “Kết hợp kinh tế với quốc phòng-Nhiệm vụ chiến lược lâu dài” được đăng trên Báo Quân đội nhân dân từ ngày 28-6 đến ngày 30-6, tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến của các tướng lĩnh, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội các khóa, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp và người dân.
QĐND - Tòa soạn Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến sau khi vệt bài “Kết hợp kinh tế với quốc phòng-Nhiệm vụ chiến lược lâu dài” được đăng trên báo. Các ý kiến tiếp tục phân tích ý nghĩa sâu sắc của chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc; khẳng định việc Quân đội ta luôn “thượng tôn pháp luật” trong sản xuất, xây dựng kinh tế và đã đạt những kết quả tốt.
QĐND – Ngày 2-7, tòa soạn Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến về vệt bài "Kết hợp kinh tế với quốc phòng-Nhiệm vụ chiến lược lâu dài". Các ý kiến cho rằng Quân đội ta anh hùng cả trong chiến đấu và lao động sản xuất; các doanh nghiệp quân đội có tổ chức kỷ luật chặt chẽ, năng suất lao động cao, công nghệ tiên tiến, có khát vọng vươn lên mạnh mẽ rất phù hợp với nhiệm vụ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không chỉ thế, doanh nghiệp quân đội còn có triết lý kinh doanh vì cộng đồng xã hội, mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.
QĐND - Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) là một chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, vừa thể hiện sâu sắc bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, vừa cho thấy ý thức, trách nhiệm chính trị của quân đội trong việc quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
QĐND - Vệt bài "Kết hợp kinh tế với quốc phòng-Nhiệm vụ chiến lược lâu dài" của Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đồng tình, phản hồi sâu sắc của bạn đọc. Các ý kiến đều khẳng định: Đây không chỉ là chức năng, nhiệm vụ truyền thống của quân đội mà còn là chủ trương chiến lược, lâu dài, mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như quan điểm xây dựng nền quốc phòng tự vệ của Đảng, Nhà nước ta. Ngay cả trong bối cảnh tương lai, khi đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, thì chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng vẫn là đòi hỏi tất yếu.