Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân, chủ trì toạ đàm. Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03) đồng chủ trì toạ đàm. Dự tọa đàm có một số đại biểu Quốc hội, luật sư, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an cùng lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí tại Hà Nội.

Tại toạ đàm, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục V03 đã giới thiệu về sự cần thiết phải ban hành các bộ luật; cung cấp, chia sẻ một số nội dung chính trong các dự thảo luật; giải đáp những vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến các dự thảo luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV, tại kỳ họp thứ sáu, đang được đông đảo dư luận quan tâm, như: Luật Căn cước; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ…

leftcenterrightdel
 

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân, chủ trì toạ đàm. 

Cụ thể, về việc cần thiết phải ban hành Luật Căn cước, đổi tên căn cước công dân thành căn cước, theo Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, hiện nay công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau gây khó khăn nhất định trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động xã hội; thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước công dân chỉ bao gồm 1 số nhóm thông tin, gây khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Thêm nữa, Luật Căn cước công dân năm 2014 không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch…

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. 

Những hạn chế vừa nêu sẽ được khắc phục trong Luật căn cước, được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện từ Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể như: Bổ sung, chỉnh lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền của công dân liên quan đến căn cước điện tử đầy đủ, chặt chẽ hơn… Khi Luật Căn cước được thông qua sẽ phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ hiệu quả cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Đối với Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo đại diện Bộ Công an, cần thiết ban hành nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng này gắn với kiện toàn, tinh gọn đầu mối, giảm chi ngân sách; điều chỉnh thay đổi, xác định cụ thể vị trí, chức năng và kịp thời tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể nhiệm vụ, bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở…

leftcenterrightdel
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục V03 phát biểu tại tọa đàm. 

Tại tọa đàm, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi liên quan đến các dự thảo luật và được đại diện Bộ Công an, Đại biểu Quốc hội thắn trả lời, trao đổi cởi mở.

Trước câu hỏi của phóng viên về Điều 33 của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết: Với xe kinh doanh vận tải, pháp luật hiện hành đã quy định bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Còn với ô tô cá nhân, Bộ Công an chỉ đưa ra phương án khuyến khích, chưa bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình.

leftcenterrightdel
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông Cục Cảnh sát giao thông, trả lời câu hỏi của phóng viên tại tọa đàm. 

Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, các thông tin liên quan đến việc tổ chức đấu giá biển số xe ô tô, vấn đề hiện đang được nhiều người dân quan tâm, cũng được đề cập và thảo luận. Theo đại diện Bộ Công an, thời gian qua, việc đấu giá biển số xe ô tô đã chính thức được triển khai. Đây là chủ trương lấy người dân làm trung tâm phục vụ, nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Tin, ảnh: NGỌC HÂN