* Bạn đọc Phạm Văn Đức ở phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc quản lý tài sản của người được giám hộ được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 59, Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 điều này.
QĐND
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.
Sáng 13-3, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý xây dựng Khung pháp lý quản lý tài sản ảo (VA).
Trong nhiều năm qua, Kiểm toán nhà nước đã phát huy vai trò cơ quan giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công và bảo đảm tính công khai, minh bạch.