Từ năm 1993, hơn 200 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu người dân tộc Mông từ các tỉnh miền núi phía Bắc đã di cư tự do vào các Tiểu khu 540, 544 và 547, do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc) quản lý, lấn chiếm đất rừng, phá rừng lấy đất dựng nhà, lập vườn để làm ăn sinh sống. Số hộ dân di cư tự do này đã lấn chiếm, phá khoảng 2.000ha rừng và lập ra ngôi làng tự phát.
Mặc dù huyện Cư M’gar và tỉnh Đắc Lắc đã lập dự án di dời số hộ dân này ra khỏi rừng, nhiều lần tuyên truyền, vận động, nhưng chỉ có hơn 60 hộ ra khu tái định cư. Theo ông Trần Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm: Tình trạng các hộ dân di cư tự do tự lập làng giữa rừng do đơn vị quản lý, không chỉ gây ra điểm nóng về phá rừng mà còn phát sinh nhiều hệ lụy khác, như mua bán đất lâm nghiệp trái pháp luật, tranh giành đất đai khiến an ninh-trật tự nông thôn diễn biến phức tạp.
 |
Làng di cư tự do đã biến đất rừng thành nơi định canh, định cư. |
 |
Rừng tiếp tục bị phá, lấn chiếm sản xuất và sang nhượng trái phép. |
 |
Nhiều hộ dân xã Ea Kiết đã dựng nhà ở khá kiên cố.
|
BÌNH ĐỊNH (thực hiện)
QĐND - Gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân di cư tự do “nhảy dù” vào sống giữa rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (thuộc địa bàn xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắc Lắc) quản lý, đã gây ra nhiều hệ lụy...
QĐND Online - Đến làng Mới thuộc xã Ia Dưk, huyện Đức Cơ, Gia Lai những ngày đầu tháng 5 năm 2010, chúng tôi mới cảm nhận hết sự đổi thay mau lẹ của vùng đất ngày nào còn hoang sơ giữa núi rừng và bom đạn sau cuộc chiến. Nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch đẹp, “điện, đường, trường, trạm” đầy đủ, đời sống của bà con đồng bào vùng biên giới nơi đây đang đổi thay từng ngày...