Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 41 Luật PTDS, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Cụ thể như sau:

1. Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PTDS quốc gia, ban chỉ huy PTDS bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang bộ, ban chỉ huy PTDS địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.

leftcenterrightdel
Diễn tập phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn. Ảnh:qdnd.vn

2. Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ PTDS theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng PTDS có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

* Bạn đọc Nguyễn Anh Minh ở xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về công bố di chúc?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự hiện hành. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.

2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.

3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.

5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

QĐND

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.