leftcenterrightdel

Ngày 23-2-1917, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, hàng ngàn phụ nữ Nga tại Petrograd đã xuống đường biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, tăng lương và quyền được bầu cử. 

leftcenterrightdel

Phong trào biểu tình của giai cấp công nông với khẩu hiệu “Đả đảo chính phủ lâm thời, tất cả quyền lực về tay Xô Viết của công nông, binh sĩ”.

leftcenterrightdel
Sau Cách mạng Tháng Hai, tại Nga tồn tại hai chính phủ song song. Chính phủ tư sản lâm thời và nhiều phe nhóm chính trị  Mensevich đã phản bội cách mạng. Đời sống nhân dân khó khăn, nước Nga tiếp tục lún sâu vào Thế chiến 1... Thực trạng đó đã gây bất bình lớn đối với quần chúng nhân dân.
leftcenterrightdel
Trước phong trào đấu tranh của giai cấp công nông, ngày 4-7-1917, Chính phủ tư sản lâm thời ra lệnh cho binh lính xả súng vào đoàn người biểu tình tại Petrograd. Hành động này đã khẳng định chỉ có bạo lực cách mạng như Luận cương Tháng Tư của Lenin xác định mới có thể giành lại chính quyền về tay Xô Viết công nông.
leftcenterrightdel
Khi thời cơ cách mạng đã tới, lực lượng Cận vệ Đỏ được thành lập tại các đô thị lớn tại Nga và trở thành mũi xung kích của Đảng Bonsevich và Cách mạng Tháng Mười.
leftcenterrightdel

Lãnh tụ V. I. Lenin thuyết trình trước đông đảo quần chúng nhân dân lao động tại Petrograd.

 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Lực lượng cách mạng tập trung ngoài Cung điện Smolyn. 
leftcenterrightdel

Cung điện Smolyn, nơi đặt Ủy ban Quân sự cách mạng, chỉ đạo Cách mạng Tháng Mười. 

leftcenterrightdel
Văn phòng làm việc của V. I. Lenin tại Cung điện Smolyn.
leftcenterrightdel
Lãnh tụ Lenin và tờ báo Pravda (Sự Thật), cơ quan ngôn luận của Đảng Bonsevich. 
leftcenterrightdel
Sĩ quan, thủy thủ Hạm đội Ban Tích từ cảng Gelsin tới Petrograd ngày 6-11. Đây là lực lượng chủ chốt  tham gia vào Cách mạng Tháng Mười. 
leftcenterrightdel

Quần chúng công nông, binh sĩ tại Petrograd diễu hành bên thềm cách mạng. 

leftcenterrightdel
Thiết giáp hạm "Rạng Đông" tại Petrograd. Chính chiến hạm này đêm ngày 6, rạng sáng 7-11 đã nổ súng báo lệnh tổng tấn công vào Cung điện Mùa Đông. 
leftcenterrightdel

Những thành viên Cận vệ Đỏ trên đường phố Petrograd trong những ngày cách mạng nổ ra.

leftcenterrightdel
Sau khi mất kiểm soát cơ bản thành phố Petrograd, Chính phủ tư sản lâm thời cố thủ trong Cung điện Mùa Đông. 
leftcenterrightdel

Cận vệ Đỏ và đông đảo quần chúng công nông tổng tấn công vào Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu của chính quyền tư sản lâm thời tại Petrograd. 

leftcenterrightdel

Nội các của chính phủ tư sản lâm thời bị bắt giữ ngay trong đêm ngày 7-11.


leftcenterrightdel
 Đại hội Xô Viết toàn Nga lần 2 đã đánh dấu chấm hết cho tình trạng chính quyền song song và sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

TUẤN SƠN (tổng hợp)