Theo đó, bệnh nhân Q.T.T (nam 77 tuổi) tiền sử tăng huyết áp, tiền sử đặt stent động mạch vành cách đây 8 năm nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Trên hình ảnh chụp cắt lớp, khối phình đã vỡ ra khoang sau của ổ bụng, nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ngay sau đó, các bác sĩ Viện Tim mạch Việt Nam đã tiến hành khởi động “Đội nhóm Tim mạch - Heart team” gồm bác sĩ phẫu thuật tim mạch, bác sĩ can thiệp tim mạch, bác sĩ hồi sức cùng thống nhất đưa ra chiến lược phù hợp nhất đối với bệnh nhân.

Với sự phối hợp nhịp nhàng và hết sức kịp thời của “Đội nhóm Tim mạch - Heart Team” cũng như tiên lượng chính xác diễn biến của người bệnh, các bác sĩ đã hàn gắn được đoạn động mạch chủ bị vỡ bằng hệ thống stent graft, thành công giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

leftcenterrightdel

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Viện Tim mạch Việt Nam cung cấp 

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, các bác sĩ đã đưa hệ thống stent graft đi qua động mạch đùi bệnh nhân để kết nối và lót ở bên trong thành mạch giúp bảo vệ động mạch chủ khỏi áp lực của dòng máu và bảo vệ động mạch chủ khỏi vỡ. Điều đặc biệt là các bác sĩ đã sáng kiến sử dụng một quả bóng đưa lên đoạn trên của động mạch chủ ngực trước chỗ phình vỡ để bơm bóng căng lên làm hạn chế dòng máu chảy xuống chỗ vỡ và giảm áp lực giảm tối đa chảy máu qua chỗ vỡ và giúp thao tác đặt stent graft an toàn hơn. 

Sau khi được can thiệp, bệnh nhân phục hồi nhanh và có thể xuất viện sau 3 ngày theo dõi, điều trị. Qua trường hợp của bệnh nhân Q.T.T, các bác sĩ khuyến cáo người dân có các bệnh lý tim mạch nền nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp có triệu chứng cần đi khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh bỏ lỡ thời gian vàng để cứu sống người bệnh cũng như làm giảm các biến chứng cho người bệnh.

AN AN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.