Bệnh nhân phân bố tại 395 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Ba Đình (116); Hoài Đức (111); Bắc Từ Liêm (98); Long Biên (94); Hoàn Kiếm (93); Đống Đa (83) …
Cộng dồn số mắc Covid tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29-4-2021): 79.615 ca.
Những ngày qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số ca F0 ghi nhận mới mỗi ngày với gần 3.000 ca/ngày. Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Thành phố đã thay đổi phân luồng, tiếp nhận, điều trị F0.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tùy tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, việc phân luồng, tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Trước tình hình số ca mắc Covid-19 gia tăng, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tầng 3 sẽ tiếp nhận F0 nếu F0 được đánh giá ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, SpO2 dưới 90%). Cơ sở tiếp nhận bệnh nhân tầng 3 gồm 5 bệnh viện của Hà Nội (Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và Sơn Tây); các bệnh viện Trung ương, bộ, ngành; riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân sản khoa.
 |
Xét nghiệm Covid. Ảnh:TTXVN |
Trước đây, bệnh viện tầng 3 ở Hà Nội sẽ tiếp nhận F0 có tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa. F0 ở mức độ nguy cơ cao sẽ được xếp vào tầng 2 (như mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày, trẻ em dưới 3 tháng tuổi và F0 có SpO2 từ 90-96%). Các cơ sở tiếp nhận gồm các bệnh viện thuộc tầng 2 (thường là các bệnh viện các quận/huyện và một số bệnh viện thuộc thành phố); riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận F0 sản khoa cần can thiệp chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh viện tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao, nay chỉ có trường hợp nguy cơ cao mới vào tầng 2.
TP Hà Nội cũng hỗ trợ tối đa cho người dân về các kiến thức tự cách ly, điều trị; cung cấp nhanh nhất thuốc thiết yếu, đặc biệt là thuốc kháng virus cho F0 điều trị tại nhà.
TP Hà Nội cũng cần phải thành lập các trung tâm điều phối thuốc để đảm bảo cung cấp thuốc kịp thời cho người nhiễm. Tăng cường hơn nữa năng lực xét nghiệm để đảm bảo trả kết quả dưới 12 giờ, tránh tình trạng chờ kết quả xét nghiệm nhiều ngày như hiện nay.
Mạng lưới thầy thuốc đồng hành trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm, ưu tiên màu đỏ - cam - vàng theo danh sách trên phần mềm.
GIA KHÁNH