Đến năm 2045 sẽ kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc. Đó là mục tiêu được nêu ra tại Quyết định số 1121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu chung của chiến lược là làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời bảo đảm sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Mục tiêu đến năm 2030 là nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc. Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật. Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm. Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn, có trách nhiệm.
Mục tiêu đến năm 2045 là kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các nước phát triển.
THÙY DƯƠNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
QĐND Online - Hiện nay, tình trạng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do vi khuẩn kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc.
QĐND - Hiện nay, thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng.