Hà Nội lập đỉnh với gần 11.000 F0
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca Covid-19 như sau: Hà Nội (10.783), Nghệ An (3.985), Vĩnh Phúc (2.995), Hưng Yên (2.962), Tuyên Quang (2.737), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.654), Quảng Ninh (2.559), Hải Dương (2.534), Hòa Bình (2.373), Sơn La (2.136), TP Hồ Chí Minh (2.069), Ninh Bình (2.063), Bắc Ninh (2.041), Hải Phòng (2.025), Bắc Giang (1.998), Yên Bái (1.954), Lào Cai (1.929), Đắk Lắk (1.896), Thái Bình (1.667), Hà Giang (1.590), Thái Nguyên (1.485), Quảng Bình (1.266), Khánh Hòa (1.211), Cao Bằng (1.112), Bình Phước (1.092), Điện Biên (1.067), Lạng Sơn (1.000), Đà Nẵng (986), Bình Định (918), Thanh Hóa (875), Bà Rịa - Vũng Tàu (866), Quảng Nam (829), Hà Tĩnh (748), Lâm Đồng (729), Gia Lai (712), Hà Nam (705), Bình Dương (696), Cà Mau (527), Quảng Trị (492), Lai Châu (475), Thừa Thiên Huế (248), Quảng Ngãi (236), Bắc Kạn (223), Tây Ninh (211), Bến Tre (198), Kon Tum (197), Bình Thuận (196), Đắk Nông (180), Bạc Liêu (163), Trà Vinh (130), Đồng Nai (128), Vĩnh Long (114), Kiên Giang (98), Long An (60), Cần Thơ (47), Đồng Tháp (30), An Giang (26), Ninh Thuận (22), Hậu Giang (17), Tiền Giang (9).
Ngày 26-2, Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 ca nhiễm Covid-19 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Thái Nguyên. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-1.565), Lạng Sơn (-1.046), Phú Yên (-777).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+1.561), Hà Nội (+947), Vĩnh Phúc (+628). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 62.304 ca/ngày.
205 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.219.177 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 32.588 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.211.849 ca, trong đó có 2.373.229 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (530.334), Bình Dương (296.256), Hà Nội (247.583), Đồng Nai (101.051), Tây Ninh (89.934).
20.427 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
Ngày 26-2, Bộ Y tế cho biết, cả nước có 20.427 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.979 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 2.372 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 285 ca; thở máy không xâm lấn: 81 ca; thở máy xâm lấn: 230 ca; ECMO: 11 ca.
Về xét nghiệm từ ngày 27-4-2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.495.156 mẫu tương đương 78.971.531 lượt người, tăng 110.825 mẫu so với ngày trước đó.
88 ca tử vong do Covid-19
Ngày 26-2, cả nước có 88 ca tử vong do Covid-19. Cụ thể tại TP Hồ Chí Minh (3) trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Đồng Nai (1). Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (24), Đà Nẵng (5), Nam Định (5 ca trong 02 ngày), Trà Vinh (5), Bình Định (4), Hà Giang (4), Hải Phòng (4), Hải Dương (3), Phú Thọ (3), Quảng Nam (3), Quảng Ngãi (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Đồng Nai (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (2), Thừa Thiên Huế (2), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 90 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.050 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
 |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: suckhoedoisong |
Cả nước đã tiêm hơn 193,2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đến 18 giờ ngày 26-2 cho biết cả nước đã tiêm hơn 193,2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó ngày 25-2, cả nước tiêm 408.708 liều vắc xin.
Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đến ngày 25-2 là 175.925.213 liều, trong đó mũi 1: 70.748.695 liều; mũi 2: 68.544.070 liều; mũi bổ sung: 13.628.967 liều; mũi 3: 23.003.481 liều.
Đến nay đã có 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Về số vaccine phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay là 16.940.773 liều, trong đó mũi 1: 8.720.695 liều; mũi 2: 8.220.078 liều.
Đến nay 52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; chỉ còn 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở…
Đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị kế hoạch và phương án đảm bảo nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm; đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt đối với bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....
Đảm bảo giá bán ra phù hợp với với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường; yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ thực hiện niêm yết giá, không gom hàng và tăng giá; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.
Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng, đạo đức kinh doanh, không được nâng giá, trục lợi trong các hoạt động cung ứng phòng, chống dịch.
THÁI SƠN