Liên quan đến 2 ca bệnh đậu mùa khỉ vừa xuất hiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các cơ sở y tế tăng cường điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị; tăng cường giám sát, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
 |
Các nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn. Ảnh: TTXVN
|
Cục cũng lưu ý các đơn vị cần chủ động phối hợp, khẩn trương điều tra kỹ tất cả trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ nêu trên để xác định nguồn lây nhiễm nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để lây lan rộng ra cộng đồng. Thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống, không để người dân hoang mang lo lắng không cần thiết. Cùng với đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, điều trị và phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ.
HÀ VŨ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 11-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn gửi các cơ sở khám, chữa bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Trung tâm cấp cứu 115 và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã bản về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.