Tháng 7-2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là PHEIC và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11-2022 và tháng 2-2023. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh. Covid-19 là ví dụ điển hình về PHEIC, vừa được WHO tuyên bố kết thúc vào ngày 5-5 vừa qua sau hơn 3 năm.
    |
 |
Ngày 11-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC). Ảnh minh họa:TTXVN |
Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Tổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus cho biết, sau khi số ca nhiễm giảm mạnh, ông đã chấp nhận đề nghị của Ủy ban khẩn cấp WHO về đậu mùa khỉ về việc dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất.
Trước đó, trong cuộc họp của ủy ban này, ông Ghebreyesus cho biết, số ca đậu mùa khỉ được báo cáo trên toàn cầu trong 3 tháng qua ít hơn tới 90% so với số ca của 3 tháng trước đó.
Theo số liệu mới nhất của WHO, từ đầu năm 2022 đến ngày 8-5 vừa qua, đã có hơn 87.000 người mắc bệnh đầu mùa khỉ tại hơn 100 nước trên thế giới.
TTXVN
Ngày 3-10-2022, Bộ Y tế cập nhật Khuyến cáo phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ. Để chủ động phòng chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh dưới đây:
Theo AP, ngày 12-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã đặt lại tên các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành hiện nay bằng cách sử dụng chữ số La Mã, thay vì khu vực địa lý. Cụ thể, chủng virus trước đây được gọi là Congo Basin nay gọi là chủng I (Clade I), trong khi chủng virus trước đây gọi là chủng Tây Phi nay gọi là chủng II (Clade II).