Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (5.121), Bình Dương (3.332), Đồng Nai (746), Long An (171), Kiên Giang (99), An Giang (81), Tiền Giang (63), Cần Thơ (52), Đắk Lắk (49), Hà Nam (49), Khánh Hòa (38), Tây Ninh (37), Bình Phước (27), Quảng Bình (24), Gia Lai (17), Bình Định (14), Ninh Thuận (12), Đồng Tháp (10), Bình Thuận (9), Đà Nẵng (8 ), Phú Yên (7), Hậu Giang (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Bạc Liêu (5), Quảng Trị (4), Cà Mau (3), Đắk Nông (3), Vĩnh Long (3), Quảng Ngãi (3), Nghệ An (3), Lâm Đồng (2), Quảng Nam (2), Thừa Thiên Huế (2), Thanh Hóa (2), Hà Nội (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-297), Đồng Nai (-250), Bình Phước (-120).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh (1.075), Đắk Lắk (40), Gia Lai (17).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.938 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 756.689 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.689 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 752.185 ca, trong đó có 522.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (371.660), Bình Dương (200.196), Đồng Nai (45.667), Long An (31.789), Tiền Giang (13.787).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.477; tổng số ca được điều trị khỏi: 527.926
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố ghi nhận 184 ca tử vong: Tại TP Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (26), Đồng Nai (9), Long An (4), An Giang (4), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), Tiền Giang (2), Đà Nẵng (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1).
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.321 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 213 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.584 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.977 xét nghiệm cho 432.433 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27-4 đến nay đã thực hiện 17.968.310 mẫu cho 51.559.933 lượt người.
Trong ngày 25-9 có 787.838 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 38.367.246, trong đó tiêm 1 mũi là 30.420.963 liều, tiêm mũi 2 là 7.946.283 liều.
* Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế chỉ đạo ngành Y tế địa phương tiếp tục thực hiện tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả; nghiêm cấm mọi hành vi thu phí, trục lợi từ tiêm vaccine phòng Covid-19 dưới bất kỳ hình thức nào (Công điện số 1478/CĐ-BYT ngày 26-9-2021 của Bộ Y tế).
* Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 6 giờ sáng ngày 26-9, tỉnh này có 24 ca mắc Covid-19 mới trong các khu cách ly, khu phong tỏa và 68 ca khỏi bệnh.
Đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 1.626 ca, có 1100 ca khỏi. Hiện còn 522 bệnh nhân đang điều trị. Tỉnh cũng ghi nhận 4 trường hợp mắc Covid-19 tử vong.
Hiện có 2.131 trường hợp đang cách ly tập trung, hơn 5.509 trường hợp cách ly tại nhà.
Hơn 157.536 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng Covid-19 trong đó 52.086 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
 |
Tiêm vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: TTXVN. |
*Sáng 26-9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Theo PGS, TS Lê Minh Khôi, Phó giám đốc Trung tâm: Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (đặt tại Bệnh viện Quốc tế City) kể từ ngày đi vào hoạt động cho đến nay đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 500 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó có nhiều ca nặng phải đặt máy thở xâm lấn, thở máy oxy liều cao HFNC và đặt nội khí quản.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, sau ngày 30-9, TP Hồ Chí Minh sẽ có kế hoạch đảm bảo sự an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong phòng, chống dịch.
*Ngày 26-9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với đoàn bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức tiêm vaccine phòng, chống Covid-19 cho các trường hợp đang được nuôi dưỡng, chăm sóc lâu dài tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội.
Các bác sĩ tiêm vaccine cho 195 trường hợp đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, xã Thụy An (huyện Ba Vì); Trung tâm Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội, xã Yên Bài (huyện Ba Vì); Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn...
Đối tượng được tiêm là những người có bệnh nền, sức khỏe yếu, không đủ khả năng di chuyển để đến tiêm chủng tại các cơ sở y tế.
GIA KHÁNH