Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58), Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37), Đồng Tháp (33), Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (16), Quảng Ngãi (14), Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8 ), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Nghệ An (4), Thừa Thiên Huế (3), Gia Lai (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1) trong đó có 6.537 ca trong cộng đồng.

 

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 101 ca. Tại một số tỉnh như sau: TP Hồ Chí Minh tăng 434 ca, Bình Dương giảm 230 ca, Đồng Nai giảm 241 ca, Long An giảm 143 ca, Kiên Giang tăng 15 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.347 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 656.129 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.669 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 651.726 ca, trong đó có 420.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình. Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai. 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (320.823), Bình Dương (169.073), Đồng Nai (37.736), Long An (29.570), Tiền Giang (12.642).

Về tình hình điều trị, hôm nay có 10.901 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.750 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 3.640 người; thở ô xy dòng cao HFNC là 1.058 người; thở máy không xâm lấn là 135 người; thở máy xâm lấn là 885 người; ECMO là 32 người.

Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 206.892 xét nghiệm cho 884.347 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ ngày 27-4 đến nay đã thực hiện 15.959.983 mẫu cho 46.697.477 lượt người.

Về công tác tiêm chủng, trong ngày 15-9 có 715.550 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 32.296.517 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 26.307.653 liều, tiêm mũi 2 là 5.988.864 liều.

234 ca tử vong do Covid-19

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngày 16-9, ghi nhận 234 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6), Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 256 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).

Tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế.

Hà Nội ghi nhận 16 ca mắc Covid-19

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 16-9, thành phố ghi nhận 16 ca mắc Covid-19, trong đó có 13 ca khu vực cách ly, 3 ca khu vực phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4) là 3.872 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.596 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.276 ca.

6.209 bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 3 được xuất viện

Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, đến ngày 16-9 đã có 6.209 bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 3 TP Hồ Chí Minh được ra viện.

Các bệnh nhân được xuất viện ngày 16-9. Ảnh: Bộ Y tế.

Bệnh viện Dã chiến số 3 TP Hồ Chí Minh (khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức) bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 6-7 với quy mô hơn 2.500 giường. Sau hơn 2 tháng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, đến nay đã có hơn 6.200 trường hợp được ra viện.

Không tiêm vaccine phòng Covid-19 cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế

Ngày 16-9, Bộ Y tế có công văn về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện chiến lược tiêm chủng của Việt Nam.

Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8-7-2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Bộ Y tế cũng đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng trên địa bàn sử dụng kết hợp 2 liều vaccine phòng Covid-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27-7-2021 và Công văn số 7548/BYT-DP ngày 10-9-2021 của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19. Nếu có các cách kết hợp vaccine khác, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Hà Nội triển khai mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn về triển khai mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19. Căn cứ quy định của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19; nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh, UBND thành phố giao Sở Y tế Hà Nội (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố) hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong việc triển khai thực hiện mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19 tại các quận, huyện, thị xã.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm rà soát cơ sở vật chất, nhân lực, danh mục trang thiết bị, thuốc… để xây dựng phương án, tổ chức triển khai trạm y tế lưu động trên địa bàn theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21-8-2021 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu và đưa dịch vụ y tế gần nhất đến với người dân.

THÁI SƠN