Ngày 3-11, tại Cần Thơ, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu”.
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm, xác định những khuyến nghị, giải pháp tiềm năng trong việc phát triển đô thị thành phố Cần Thơ bền vững trước bối cảnh biến đổi khí hậu.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng áp lực và cơ hội phát triển kinh tế-xã hội của Cần Thơ là rất lớn. Trong giai đoạn 2011-2019, tốc độ phát triển kinh tế của Cần Thơ tăng bình quân 6,38% năm và tỷ lệ đô thị hóa là 71,5% vào năm 2021. Đứng trước những cơ hội và thách thức phát triển, Cần Thơ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và thay đổi tài nguyên nước. Thành phố Cần Thơ được đánh giá là khu vực bị tác động nặng nề nhất trong các khu vực gánh chịu hậu quả trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, việc quản lý đô thị, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và điều kiện đặc thù của thành phố Cần Thơ là vấn đề được các nhà quản lý và khoa học quan tâm.
 |
Quang cảnh hội thảo “Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu”.
|
Thảo luận tại hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các thành phố như: Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế với vấn đề biến đổi khí hậu; hạ tầng xanh ở thành phố Quy Nhơn; kinh tế tuần hoàn trong nền đô thị thông minh; giải pháp phát triển bền vững thành phố Cần Thơ; chuyển đổi số gắn với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, quản lý thoát nước đô thị thành phố hướng đến phát triển đô thị bền vững…
 |
Cần Thơ được đánh giá là khu vực bị tác động nặng nề nhất trong các khu vực gánh chịu hậu quả trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nhấn mạnh: Thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lược đặc biệt, vai trò là hạt nhân, trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đầu mối giao thương quan trọng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và quốc tế. Đứng trước những cơ hội phát triển và những thách thức của biến đổi khí hậu, việc phát triển kinh tế, quản lý đô thị đối với Cần Thơ và các thành phố lớn trong cả nước là vấn đề đang được các nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm. Hội thảo là cơ hội để đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu; kỳ vọng nhận được nhiều đề xuất, khuyến nghị cho việc xây dựng các chính sách, các giải pháp để phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng.
Tin, ảnh: THÚY AN
Chiều 17-6, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên toàn thể của Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh”. Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức.
Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, ngày 6-1, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tài trợ trị giá 126,9 triệu USD giúp nâng cao khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, tăng cường tính kết nối và giảm rủi ro ngập lụt ở vùng lõi đô thị của thành phố Vĩnh Long.