Ngày 2-2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), người dân Thủ đô Hà Nội thả cá tại các hồ lớn để tiễn ông Công, ông Táo theo phong tục truyền thống.
Tại TP Hà Nội, người dân thường ưu tiên chọn những hồ, sông lớn để thực hiện nghi lễ thả cá. Buổi sáng ngay sau khi làm mâm cơm cúng cùng với tục lệ đốt vàng mã thì người dân sẽ ra những địa điểm sông, hồ gần nhà nhất để "tiễn" ông Công, ông Táo theo phong tục truyền thống.
Với mong muốn môi trường xanh, sạch, đẹp, các sinh viên tình nguyện phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên phải túc trực tại những địa điểm thả cá để nhắc nhở người dân không vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường sống.
Dưới đây là một số hình ảnh người dân thả cá "tiễn" ông Công, ông Táo:
 |
Tại nhiều địa điểm trong sáng 2-2, người dân Thủ đô thả cá chép để "tiễn" ông Công, ông Táo. |
 |
Người dân thả cá tại Hồ Tây. |
 |
“Thả cá, đừng thả nilon” - thông điệp của sinh viên đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
 |
Thông điệp đặt tại những nơi người dân thường xuyên thả cá đã hạn chế được nhiều rác thải xả xuống hồ.
|
 |
Nhân viên vệ sinh môi trường dọn rác do người dân thả xuống hồ. |
THIÊN HUY (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năm nay, các cơ sở sản xuất vàng mã cúng ông Công, ông Táo tại phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đều bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đơn đặt hàng giảm tới 50%.
Sáng 2-2, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, tại địa danh Bến Nhà Rồng lịch sử - Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng các đại biểu kiều bào tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và thực hiện nghi thức thả cá chép truyền thống theo phong tục của người Việt Nam vào ngày Tết ông Công, ông Táo.