Cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại cố định mà người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo yêu cầu cung cấp qua điện thoại thông tin phục vụ điều tra.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các trang, tài khoản mạng xã hội.
Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của mình cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của người đó.
Không nhấp vào đường link hoặc mở các tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định.
 |
Có 3 nhóm lừa đảo chính với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Ảnh: VGP/NN |
Trường hợp nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển khoản tiền, người dân cần xác minh lại thông tin.
Kiểm tra kỹ thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, bởi lẽ các website chính thức của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn như dùng giao thức “https”.
Tuyệt đối không được cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết.
Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết.
MINH THÀNH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Trong tháng 9-2023, có đến 441 website vi phạm pháp luật, lừa đảo trực tuyến bị hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia ngăn chặn.
Chiều 23-6, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) thông tin về những điểm nhấn chính trong báo cáo tổng kết tình hình An ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023. Theo NCS có 5.100 vụ tấn công an ninh mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, gần 400 của các cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ, hàng loạt hình thức lừa đảo trực tuyến liên tục xảy ra.