UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.
Theo đó, Thành phố sẽ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ, hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao.
 |
Hà Nội phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%.
|
Thành phố xác định, thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và các địa phương khác trên cả nước, các nước trong khu vực và thế giới.
Toàn thành phố phấn đấu đến năm 2025: Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội khoảng 25%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 7%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55,5%; chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu.
Thành phố cũng duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp, dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp, dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.
Về tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 50%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi; 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Tin, ảnh: QUỐC TRÍ
Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp lớn từ việc chuyển đổi số, phân cấp, ủy quyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, Hà Nội đang thể hiện rõ quyết tâm tạo bước đột phá trong cải cách hành chính (CCHC), phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư. Thực tế, chỉ số PCI, PAPI, PAR của Hà Nội luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
Theo Quyết định số 207/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia được phê duyệt nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước ký ngày 21-3-2022.
Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nỗ lực cao nhất nhằm tạo việc làm cho người lao động ở trong nước, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người lao động Việt Nam có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài làm việc một cách hợp pháp.
Bạn đọc Hồ Ngọc Yến ở xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, quyền của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động?