Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 277/QĐ-TTg ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Trong đó, về cải thiện kết quả phát triển con người cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong tháng 3-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Quyết định thiết lập cơ chế tổ chức thực hiện giai đoạn 2 Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đã phê duyệt tại Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15-8-2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú và dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú.
 |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa:Vietnamnet.vn |
Dự kiến trong tháng 3-2022, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cũng trong tháng 3, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết quy định về chế độ bồi dưỡng hàng tháng cho nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản để củng cố mạng lưới nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản.
Về tăng cường quản trị và quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, dự kiến trong tháng 3-2022, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chung cho ba Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: Lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng tại địa bàn cấp xã; quy định chung trong tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và quy định đặc thù chung trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
Ủy ban Dân tộc sẽ ban hành Thông tư thiết lập quy trình giám sát, đánh giá dựa trên kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm các chỉ số thúc đẩy bình đẳng giới và được phân tổ theo giới.
PHƯƠNG MINH
Vùng miền núi nước ta là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cũng như có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm.
Tỉnh Bắc Kạn có hơn 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa...
Huyện Cư M’gar (Đắc Lắc) có diện tích tự nhiên hơn 82.450ha, gồm 17 xã, thị trấn với 177 thôn, buôn, trong đó có 72 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ người DTTS chiếm khoảng 46%. Những năm qua, Cư M’gar đã huy động nhiều nguồn lực chăm lo, từng bước ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào.
QĐND - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn có đông đồng bào Khơ-me sinh sống. Theo số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng còn 3,54%, tỷ lệ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015 giảm từ hơn 33% xuống còn 13%. Đó là sự nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, để các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số thực sự đi vào chiều sâu cần có nhiều giải pháp hơn nữa.