Theo dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử, công dân đã có căn cước có thể đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp căn cước điện tử.
Tại đây, công dân xuất trình thẻ căn cước, cung cấp thông tin về số thuê bao di động đã đăng ký thông tin thuê bao hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có) và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào căn cước điện tử.
 |
Ảnh minh họa: Báo An ninh Thủ đô |
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục (áp dụng đối với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên) để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước.
Với người chưa đủ 14 tuổi thì người giám hộ, người đại diện đến cơ quan công an, sử dụng số điện thoại di động đã đăng ký thông tin thuê bao để thực hiện đăng ký cấp căn cước điện tử cho công dân chưa đủ 14 tuổi.
Công dân chưa có thẻ căn cước cũng có thể làm căn cước điện tử. Thời gian làm căn cước điện tử là không quá 3 ngày làm việc. Đối với trường hợp chưa có thẻ căn cước, thời gian cấp căn cước điện tử không quá 7 ngày làm việc.
THANH HẢI
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ngày 15-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước và cho rằng dự thảo luật bảo đảm chất lượng, đạt được sự đồng thuận cao, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua. Việc ban hành Luật Căn cước và sẽ thay thẻ căn cước công dân (CCCD) bằng thẻ căn cước được đông đảo người dân rất quan tâm.
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ sáu, hôm nay (27-11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)...