Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, thanh tra bảo hiểm xã hội đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó thanh tra đột xuất trên 1.000 đơn vị trên cả nước.
Việc này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Thời gian tới, đơn vị sẽ tập trung xử lý vi phạm hành chính, hướng dẫn kiểm tra chuyên đề về giấy nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tại một số cơ sở khám chữa bệnh, thanh tra hồ sơ giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. Ngành tiếp tục đôn đốc thu, giảm tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
 |
Thanh tra đột xuất 1.000 đơn vị bảo hiểm xã hội toàn quốc. (Ảnh minh họa: Baothanhtra.vn)
|
Theo báo cáo, hết tháng 5-2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 17,4 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, số đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khoảng 16 triệu người, còn lại là tự nguyện.
Tháng 5-2024, ngành bảo hiểm xã hội giải quyết trên 30.000 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hơn 126.000 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
TẠ TUẤN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Những năm qua, tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2022, các doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn... còn nợ BHXH của hơn 213.000 người lao động với số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Cơ quan BHXH đánh giá, đây là số tiền gần như không thể thu hồi.
Nghị quyết số 27-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, LLVT và người lao động trong doanh nghiệp quy định bãi bỏ mức lương cơ sở khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.