Trong 2 ngày (30 và 31-10), Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn tổ chức Cuộc thi Tuyên truyền viên giỏi về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 tại huyện Ngân Sơn.
Tham gia cuộc thi có 10 đội tuyên truyền viên với 142 thành viên đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Các đội sẽ cùng nhau trải qua 4 phần thi: Chào hỏi; trắc nghiệm; trả lời tình huống; tiểu phẩm tuyên truyền. Tổng điểm tối đa của 4 phần thi là 100 điểm.
 |
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi. |
Thông qua cuộc thi nhằm tạo điều kiện để đội ngũ tuyên truyền viên học tập, nghiên cứu, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, đánh giá thực chất đội ngũ tuyên truyền viên, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên. Cuộc thi cũng là dịp để đội ngũ tuyên truyền viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những mô hình, sáng kiến, phương pháp hay, hiệu quả để phục vụ tốt hơn việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở địa phương.
 |
Phần thi tiểu phẩm của đội tuyên truyền xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
|
 |
Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba cho các đội thi. |
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, gay cấn, Ban tổ chức trao giải nhất cho đội tuyên truyền thị trấn Vân Tùng; 2 giải nhì thuộc về đội xã Thượng Ân, Đức Vân; 3 giải ba và 4 giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ cho Đội có phần thi Chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về thị trấn Vân Tùng; đội có phần thi trắc nghiệm và xử lý tình huống xuất sắc nhất cho đội xã Đức Vân; đội có tiểu phẩm tuyên truyền chính sách, pháp luật xuất sắc nhất thuộc về thị trấn Nà Phặc.
Tin, ảnh: LINH HÀ
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Với việc từng bước cơ giới hóa trong sản xuất và đời sống hằng ngày, đồng bào Vân Kiều ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) được giải phóng sức lao động, từ đó không ngừng tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc. Mô hình “Tiếng máy vùng biên”- một sáng tạo hiệu quả của Đồn Biên phòng Làng Mô (BĐBP tỉnh Quảng Bình) trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đã góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng nơi biên giới.
“100% tuyến đường liên thôn, nội thôn đã được bê tông hóa; trẻ em đều được đi học; bà con tập trung phát triển kinh tế; bộ mặt của thôn ngày càng văn minh, tiến bộ…”. Đây là nhận xét lãnh đạo xã Cán Chu Phìn khi nói về Trưởng thôn Vừ Mí Hờ (sinh năm 1980) - Trưởng thôn Sán Sì Lủng, xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang).
Những ngày đầu tháng 10-2023, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp (Bình Phước) được tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi trâu, bò sinh sản, do Trung đoàn 717 (Binh đoàn 16) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức.