Đây là hoạt động hưởng ứng lễ hội Ka-tê năm 2023, diễn ra từ ngày 13-10 đến 25-10 của người Chăm tại tỉnh Bình Thuận do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức.
Với 246 hiện vật, bộ sưu tập trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên là bức tranh sống động phản ánh đời sống, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ, nghệ thuật của người Chăm và một số dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên có mối liên hệ mật thiết với người Chăm trong lịch sử.
Các hiện vật gồm vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai, chuỗi hạt cườm, trâm cài tóc,… được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đá quý, đồng, sắt, hổ phách, ngà voi, đất nung, nhựa cây.
Nhà sưu tầm Nguyễn Quốc Dũng, chủ nhân của bộ sưu tập cho biết, các hiện vật có niên đại trải dài từ nền văn hóa Sa Huỳnh đến cuối thế kỷ thứ 19, được chọn ra từ hơn 3.000 hiện vật trang sức mà anh đã dày công sưu tập trong nhiều năm qua tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Bộ sưu tập trang sức Chăm sẽ được giới thiệu tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Quốc lộ 1A, thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trong dịp lễ Ka-tê đến hết Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh bộ sưu tập:
 |
Vòng tay cổ xưa của người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên
|
 |
Vòng tay cổ xưa của người Chăm và các dân tộc Tây Nguyên |
 |
Chuỗi hạt cườm, trang sức phổ biến của phụ nữ Chăm và phụ nữ các dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên. |
 |
Vòng tay được chế tác từ vàng, đồng sắt. |
 |
Mặt sau của một chiếc gương đồng cổ có hoa văn đặc sắc, pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. |
 |
Khuyên tai làm từ ngà voi. |
 |
Nhà sưu tầm Nguyễn Quốc Dũng giới thiệu bộ sưu tập trang sức xưa của người Chăm. |
Tin, ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG
Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.