* Bạn đọc Đỗ Anh Khoa, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết nội dung trong việc tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Trả lời: Vấn đề bạn quan tâm liên quan đến nội dung số 03 trong tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 được đề ra như sau:
- Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Đặng Thị Diệu ở xã An Tân, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, người được trợ giúp pháp lý có những nghĩa vụ gì?
QĐND Online - Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (Dự án EU JULIE) do Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc đồng tài trợ, sáng 13-4, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức: Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề "Tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng yếu thế tại Việt Nam”.