Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người DTTS trước khi vào lớp 1. Cụ thể như sau:
Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp 1 theo các nội dung cụ thể sau:
1. Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
2. Hình thành các kỹ năng học tập cơ bản.
3. Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.
4. Hình thành và phát triển năng lực đọc.
5. Hình thành và phát triển năng lực viết.
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.
 |
Ảnh minh họa / TTXVN |
* Bạn đọc Đỗ Văn Chiến ở thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, hỏi: Việc trợ giúp pháp lý tại cơ sở đối với người DTTS được quy định như thế nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT của Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người DTTS. Cụ thể như sau:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chi nhánh của trung tâm triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý về những vấn đề pháp luật mà người DTTS thường có vướng mắc.
2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề pháp luật về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người DTTS tại địa phương.
3. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người DTTS.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, người được trợ giúp pháp lý trình bày trực tiếp yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý điền vào mẫu đơn và thực hiện tư vấn ngay. Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.
Đối với các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện trợ giúp pháp lý viết phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.
4. Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở với hoạt động xét xử lưu động của tòa án, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động tìm hiểu pháp luật, lễ hội văn hóa truyền thống của các DTTS tại địa phương.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.