Trả lời: Theo khoản 2, Điều 22 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, quy định hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;

b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;

d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

đ) Hiến chương của tổ chức;

e) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;

g) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

* Bạn đọc Nguyễn Văn Toàn ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, hỏi: Theo quy định của pháp luật, phương thức chi hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo khoản 2, Điều 5 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP, phương thức chi hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như sau:

a) Các cơ sở giáo dục công lập chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, cho học sinh, sinh viên. Việc chi trả thực hiện theo tháng.

b) Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động-thương binh và xã hội chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên hoặc thông qua cha mẹ học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý.

QĐND