Trả lời: Theo Điều 63, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:

1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các ni sư tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 (Dương lịch 2019). (Nguồn: TTXVN). 

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

* Bạn đọc Bùi Thu Hiền ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 6, Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn được quy định như sau:

Thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là thôn có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên và có 1 trong 2 tiêu chí sau:

1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 30 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số nghèo).

2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có một trong các tiêu chí sau:

a) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của thôn;

b) Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng đi lại rất khó khăn nhất là mùa mưa;

c) Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

QĐND