Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 4, Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
1. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 |
Một phần của hạng mục công trình Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Phù Yên, Sơn La. Ảnh minh họa: TTXVN. |
2. Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể giao cho trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cả cấp trung học phổ thông; bộ chủ quản có thể giao cho cơ sở giáo dục trực thuộc có đào tạo học sinh hệ phổ thông dân tộc nội trú đào tạo cả hệ dự bị đại học.
* Bạn đọc Trần Văn Hà ở phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hỏi: Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 9, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định như sau:
1. Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều này.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;
b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
đ) Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
2. Thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại:
a) UBND cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
QĐND