Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 7 Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL ngày 10-10-2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể như sau:

1. Định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số theo từng khu vực hoặc từng dân tộc.

2. Ưu tiên hỗ trợ xây dựng các đội nghệ thuật quần chúng, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian và hoạt động văn hóa tại các thiết chế văn hóa ở địa phương.

3. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyên truyền văn hóa, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội viên tham gia; luân phiên tổ chức liên hoan đội tuyên truyền văn hóa theo khu vực; tăng cường hoạt động, nhân rộng mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới”.

* Bạn đọc Trần Thu Phương ở phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, hỏi: Theo quy định của pháp luật, tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 164 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự năm 2017. Cụ thể như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 2 lần trở lên;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

QĐND