Ở thị xã Tịnh Biên (An Giang), đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở các xã Văn Giáo, An Cư, Vĩnh Trung, An Hảo và Tân Lợi. Ngoài phát huy hiệu quả lao động sản xuất, đồng bào còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hơn 100 năm nay. Bà Neáng Chanh Ty, thợ dệt lành nghề và là một trong những thành viên giữ gìn, phát huy nghề dệt thổ cẩm ở ấp Srây-Skốth, xã Văn Giáo cho biết: “Gia đình tôi đã 3 đời giữ nghề dệt thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề không chỉ được xuất bán ở các tỉnh, thành phố trong nước mà còn được nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đón nhận, qua đó giúp tăng thu nhập cho chị em phụ nữ trong ấp và cũng là cách để giữ gìn nghề dệt truyền thống của đồng bào Khmer”.
    |
 |
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở Tịnh Biên (An Giang). |
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện làng nghề dệt thổ cẩm ở ấp Srây-Skốth có gần 180 thành viên, mang lại thu nhập cho chị em phụ nữ 2-5 triệu đồng/tháng, tùy theo tay nghề. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hồ Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Văn Giáo cho biết: “Làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Srây-Skốth đã mang lại hiệu quả cao, giúp hàng trăm chị em phụ nữ có việc làm và thu nhập ổn định. Đảng ủy, UBND xã đang cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tăng cường nguồn vốn để các thành viên đầu tư trang thiết bị, nguyên liệu nhằm phát triển làng nghề”.
Với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, bà con không chỉ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn biết dùng cỏ bàng để tạo ra những sản phẩm đan lát, mang lại thu nhập cho gia đình. Bà Nguyễn Ngọc Bân, thành viên Hợp tác xã Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ, xã Phú Mỹ (Giang Thành, Kiên Giang) cho biết: “Sản phẩm đan từ cỏ bàng của hợp tác xã được thiết kế nhiều mẫu mã bắt mắt và ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, qua đó đã giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động với mức thu nhập trung bình 200.000 đồng/người/ngày”. Đồng chí Lê Trung Kiên, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ cho biết: “Phú Mỹ có trên 40% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Những năm qua, để giúp chị em phụ nữ phát triển kinh tế, xã đã hình thành và đưa vào hoạt động hiệu quả 4 hợp tác xã, 13 tổ hợp tác, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm còn dưới 2%”.
Bài và ảnh: PHONG PHÚ
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bộ mặt nông thôn có sự khởi sắc đáng kể. Song hành với kết quả đó là sự góp công, góp sức không nhỏ của đồng bào dân tộc Khmer.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer, chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh. Trong hơn 30 năm qua, từ khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập, những bí thư chi bộ ấp, khóm, người có uy tín trên địa bàn tỉnh có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... góp phần đưa tỉnh Sóc Trăng phát triển nhanh và bền vững.
Với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, âm nhạc và các điệu múa truyền thống đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân.