Hiện nay, việc phát triển các sản phẩm thổ cẩm không chỉ giúp bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn trở thành sinh kế giúp phụ nữ Mông vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của phụ nữ Mông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Công đoạn dệt thủ công bắt đầu từ tước vỏ lanh và giã sợi. Sau khi giã sợi sẽ đến công đoạn kéo sợi, nối và xe sợi bằng tay để cho vào guồng thu sợi. 
Khung dệt đơn sơ của người phụ nữ Mông bao đời nay đã dệt nên những tấm thổ cẩm mộc mạc, bền, đẹp, chứa đựng sự tỉ mỉ, thuần thục người thợ. 
Hoa văn trên thổ cẩm Mông rất đa dạng với nhiều họa tiết cách điệu hình hoa cỏ, lá cây, muông thú, phản ánh tập tục sinh hoạt, đời sống của người dân. 
 Phụ nữ dân tộc Mông tỉ mỉ dệt vải. 
Những tấm thổ cẩm truyền thống mang theo ước mơ, sức sáng tạo của người Mông theo chân du khách tới các vùng miền đất nước, giới thiệu giá trị thẩm mỹ về một tộc người, sự đa dạng trong bức tranh văn hóa dân tộc. 

THANH HÀ (thực hiện)