Phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ ở tỉnh Tuyên Quang chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.
Phong tục này có nhiều nghi lễ như: Lễ đánh tiếng, lễ xem mặt, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi... trong đó lễ cưới là nghi lễ quan trọng nhất, phản ánh sinh động đời sống, tín ngưỡng của đồng bào. Mới đây, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Dao đỏ đến từ tỉnh Tuyên Quang đã tái hiện lễ cưới truyền thống. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 |
Trước khi đoàn nhà trai sang nhà gái xin dâu, chủ lễ báo cáo với thần linh, tổ tiên để xin phép. |
 |
Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. |
 |
Cô dâu được mẹ dặn dò điều hay lẽ phải trước khi về nhà chồng. |
 |
Đồng bào Dao đỏ quan niệm khi người con gái đi lấy chồng thì không được nhìn thấy ánh mặt trời bởi sợ mất vía, không gặp may trong cuộc sống. |
 |
Cô dâu, chú rể quỳ trước bàn thờ tổ tiên, nhận chén rượu hồng và trang sức do cha mẹ chồng trao tặng. |
KIM ANH (thực hiện)
Ở tỉnh Bắc Kạn, đồng bào dân tộc Dao chiếm gần 18% dân số, được phân chia thành 3 nhóm, 4 ngành và 8 chi, trong đó mỗi nhóm mang bản sắc văn hóa riêng, nhất là về trang phục. Với trang phục truyền thống độc đáo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra nét riêng, không lẫn với các dân tộc khác.