Xã Cư Suê, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) có 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 4 buôn đồng bào dân tộc Ê Đê. Cứ vào khoảng tháng 5, tháng 6 hằng năm, người dân Ê Đê nơi đây lại mổ lợn, gà tổ chức “Lễ cúng no đủ” nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu, cộng đồng no đủ.
Lễ cúng no đủ thường được tổ chức tại khoảnh đất bằng phẳng, rộng rãi để dựng nhà sàn, kho lúa tượng trưng. Quanh khu vực tổ chức lễ treo hàng chục chiếc chuông gió để báo hiệu cho người dân trong buôn về dự và xua đuổi những điều không may mắn, những chiếc khiên, dao để xua đuổi tà ma. Ngoài việc cầu cho người dân luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào thì lễ cúng no đủ cũng là dịp thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của người dân Ê Đê trong các buôn làng
 |
Các nghệ nhân diễn tấu các bài chiêng trong lễ cúng. |
 |
Nhà sàn và kho lúa được người dân dựng tượng trưng tại lễ cúng.
|
 |
Thầy cúng đọc bài khấn thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cộng đồng no đủ, đoàn kết. |
 |
Phụ nữ Ê Đê thực hiện nghi thức trỉa lúa trên nương với mong ước mùa màng bội thu. |
LÊ HOÀNG (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Với đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên, lễ cúng bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng. Người Gia Rai cho rằng, Giàng là vị thần tạo ra nguồn nước nên cứ đến dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa vụ mới, người dân lại tổ chức lễ cúng bến nước tạ ơn Giàng, thổ địa, thần nước đã ban cho nguồn nước sạch và cầu mong mưa thuận, gió hòa.
Cúng giọt nước là một trong những nghi lễ quan trọng, độc đáo của đồng bào Jrai.