Chiếc khăn mat’ra (trùm đầu và cổ) là hiện thân cho nét đẹp văn hóa, sự dịu dàng, hồn hậu của phụ nữ Chăm ở An Giang. Khăn mat’ra không đơn thuần là trang phục, đó còn là nét duyên dáng, thể hiện sự nhẹ nhàng, e ấp của người phụ nữ Chăm.
Chị Zây Mah ở ấp Phũm Soài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), Nghệ nhân Ưu tú dệt thổ cẩm Châu Giang, giải thích: “Với phụ nữ Chăm theo đạo Hồi Islam, áo dài là trang phục thiêng liêng và quý giá nhất, thường mặc vào những lễ hội lớn hay lễ cưới hỏi. Còn chiếc khăn mat’ra giúp che trọn mái tóc dài đen óng ánh lại là một điểm nhấn độc đáo, tạo nên vẻ đằm thắm, thùy mị của người phụ nữ. Phụ nữ Chăm ăn mặc kín đáo nơi công cộng, ngay cả khi đã có gia đình. Người phụ nữ càng kín đáo thì càng được tôn trọng, thể hiện nhân phẩm, tiết hạnh của người phụ nữ Chăm”.
 |
Nghệ nhân Ưu tú Zây Mah giới thiệu với du khách về dệt thổ cẩm Châu Giang, trong đó có chiếc khăn mat’ra của phụ nữ Chăm. |
Từ lâu, nét duyên dáng, dịu dàng của cô gái Chăm ngồi bên khung cửa sổ dệt vải, thêu thùa đã đi vào rất nhiều tác phẩm thơ ca. Có thể nói, chiếc khăn mat’ra trên mái tóc đen tuyền đã tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Chăm. Gắn liền với họ là bộ trang phục đặc sắc, không chỉ giúp tô điểm cho nét đẹp người phụ nữ mà còn thể hiện nét văn hóa dân tộc. Hiện nay, dù có nhiều biến đổi theo thời gian nhưng hình ảnh các bà, các cô, các chị em trong bộ trang phục truyền thống và chiếc khăn mat’ra đã trở thành đặc trưng của phụ nữ Chăm ở An Giang.
Bài và ảnh: PHƯƠNG NGHI
QĐND - Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ vừa phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa truyền thống phụ nữ Chăm Ninh Thuận”. Đợt trưng bày sẽ diễn ra đến hết ngày 15-8...