Đây là phiên đấu giá nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam).
 |
Tác phẩm “Phong cảnh” của tác giả Lê Quốc Lộc sẽ có mặt trong phiên đấu giá sắp tới của Le Auction House. |
Tại phiên đấu thứ ba dành riêng cho nghệ thuật Việt Nam trong năm 2024, Le Auction House tiếp tục chú trọng vào chất lượng và tính đa dạng của các hiện vật. Theo đó, trở lại buổi bình minh của thế kỷ XX - mốc thời gian nhiều văn nghệ sĩ Pháp tới Việt Nam, phiên đấu chắt lọc tác phẩm của các tên tuổi như Joseph Inguimberty, Alix Aymé, Jean Louis Paguenaud, André Maire, Claude Lemaire,...
 |
Từ trái qua phải: Tác phẩm “Con đường ở Provence”, sơn dầu trên toan của Joseph Inguimberty; tác phẩm “Cảnh chùa ngày xuân”, sơn dầu trên toan của Jean Louis Paguenaud; tác phẩm "Đồ chơi", mực và màu trên lụa của Alix Aymé và tác phẩm“Khỏa thân bên bờ biển”, sơn dầu trên bìa cứng của André Maire. |
Cho đến khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, thế hệ sinh viên của trường đã nỗ lực không ngừng để lại dấu ấn đậm nét với bạn bè quốc tế. Trong đó, không thể thiếu ở mỗi phiên đấu quan trọng là sáng tác đến từ bộ tứ lừng danh “Phổ - Thứ - Lựu - Đàm” bên cạnh các danh hoạ nổi bật khác như Nguyễn Gia Trí, Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Huyến, Đỗ Đình Hiệp, Trần Phúc Duyên, Phạm Thúc Chương, Trịnh Hữu Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái,...
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm: “Thiếu nữ đọc sách” của Mai Trung Thứ; “Món tráng miệng” của Lê Phổ; “Em bé trong vườn hoa” của Lê Thị Lựu và “Cô gái” của Vũ Cao Đàm.
|
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm: “Vườn xuân” của Nguyễn Gia Trí; “Chân dung” của Đỗ Đình Hiệp; “Phong cảnh làng quê” của Hoàng Tích Chù.
|
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm: "Trung thu" của Nguyễn Tư Nghiêm; "Chân dung cô gái” (1977) của Dương Bích Liên và "Phố cổ” (1986) của Bùi Xuân Phái.
|
Xuôi theo dòng lịch sử mỹ thuật, công chúng được tiếp cận với các tác phẩm của những học trò xuất thân từ Khóa kháng chiến như Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Trần Đông Lương, Mai Long, Linh Chi,....
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm “Thiếu nữ dân tộc” của Linh Chi; "Chân dung” (1988) của Nguyễn Trọng Kiệm; “Cô gái” của Trịnh Hữu Ngọc và "Cô gái búi tóc trên sông" của Mai Long.
|
Ngoài ra, phiên đấu giá còn đưa đến tác phẩm của họa sĩ Tôn Thất Đào, Tôn Thất Văn, Lê Bá Đảng cùng các sáng tác của Tú Duyên, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Trần Văn Hà, Lê Thy và nhiều tên tuổi nổi bật khác.
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm “Phong cảnh” của Tôn Thất Đào; "Trừu tượng" của Nguyên Khai và "Thiếu nữ” (2001) của Hồ Hữu Thủ.
|
Sự xuất hiện của các sáng tác đương đại Việt cũng được Le Auction House chọn lọc kỹ lưỡng để giới thiệu tới giới mộ điệu. Như một sự tiếp nối trên chặng đường phát triển của mỹ thuật nước nhà, các tác phẩm của Bùi Tuấn Thanh, Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân, Phạm Hà Hải, Đoàn Xuân Tặng, Bùi Văn Tuất, Vũ Quang Hưng, Nguyễn Ngọc Anh,... tiếp tục mang đến những hòa sắc rất riêng.
 |
Từ trái qua phải, các tác phẩm: “Sáng mùa đông” của Phạm Hà Hải; "Gia đình họa sĩ” (2003) của Đặng Xuân Hòa; "Mẹ và con" của Bùi Tuấn Thanh và "Chân dung" của Bùi Văn Tuất.
|
Với Le Auction House, đây là một phiên đấu trải rộng cả về độ đa dạng tác phẩm không chỉ ở mỗi giai đoạn quan trọng của lịch sử mỹ thuật Việt mà còn lựa chọn các sáng tác ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam để nhiều nhóm nhà sưu tập có thể dễ tiếp cận. Cũng qua triển lãm và phiên đấu giá, Le Auction House mong muốn hợp tác cùng nhiều họa sĩ tiêu biểu cũng như các nhà sưu tập khác để có thể tiếp cận và góp phần đa dạng hóa việc sưu tập nghệ thuật ở Việt Nam.
Được biết, trước phiên đấu giá, ban tổ chức sẽ triển lãm 168 tác phẩm từ ngày 27-10 đến 1-11-2024 tại tầng 1, Aqua Central, 44 Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội. Đăng ký đấu giá: leauctionhouse@gmail.com. Số điện thoại liên hệ: Lê Quang 0979.86.86.86.
MAI LUYẾN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.