Các đồng chí: Phan Xuân Thủy, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các cơ quan chỉ đạo, quản lý, những người làm công tác xuất bản, các chuyên gia, nhà khoa học…
 |
Quang cảnh Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng xuất bản phẩm trong tình hình mới”.
|
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh: Ban tổ chức sẽ tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các nhà xuất bản, đơn vị liên kết xuất bản doanh nghiệp in và phát hành xuất bản phẩm, báo cáo Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, từ đó tham mưu đề xuất Ban Bí thư có những chỉ đạo đối với hoạt động xuất bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Hai mươi năm qua, hoạt động xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Các chỉ số phát triển về đầu sách, bản sách có sự tăng trưởng nhất định. Nội dung của một số mảng sách có chuyển biến tích cực. Năng lực của một số nhà xuất bản được tăng cường, nhiều nhà xuất bản đã xây dựng khang trang, đổi mới trang thiết bị, hướng dẫn tới tiêu chuẩn hiện đại và chuyên nghiệp. Một số nhà xuất bản đã có bước phát triển tương đối vững chắc, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả.
 |
TS Võ Văn Bé, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trình bày tham luận. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung chính sau: Khẳng định vị trí vai trò của hoạt động xuất bản với tư cách là một lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa quan trọng của Đảng; đề ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm; đánh giá đầy đủ những tác động tích cực và cả ảnh hưởng không mong muốn của công nghệ số, môi trường mạng, sự ứng dụng rộng rãi của trí tuệ nhân tạo (AI) và chủ động đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ; đánh giá đúng và thực chất về chính sách phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo nhà xuất bản, đội ngũ biên tập viên; trao đổi những kết quả nghiên cứu, tìm hiểu mô hình xuất bản, mô hình quản trị, quy trình biên tập, xuất bản hiện đại của các nhà xuất bản và nền xuất bản trên thế giới; trao đổi kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá những cách làm hay, phương pháp làm hiệu quả…
Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Phan Xuân Thủy chỉ rõ một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, sự quản lý của Nhà nước; các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cần khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản trong việc tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất bản nói chung và nội dung xuất bản phẩm nói riêng; ưu tiên bố trí nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyển đổi số cho hoạt động xuất bản; cần sớm có quan điểm và nhận thức về việc liên kết xuất bản bằng cơ chế hợp tác minh bạch, rõ ràng, tạo động lực tăng trưởng ngành xuất bản; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về xuất bản và chủ động tham gia khai thác bản quyền và quảng bá xuất bản phẩm Việt ra thế giới; đồng thời thúc đẩy các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật trong xuất bản.
Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.