Hội thảo quy tụ nhiều cán bộ của ngành thư viện trong cả nước nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu đọc, xu hướng đọc của thanh thiếu niên trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó xác định được những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân để tìm giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc với giới trẻ.  

 Quang cảnh hội thảo. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đã xác định: Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.

Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội thảo.  

Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận của những cán bộ, chuyên gia ngành thư viện, trong đó đều nhất trí quan điểm: Cần chính sách đặc thù về văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên, thay đổi phương hướng dịch vụ và  phát triển tài nguyên số thư viện.

Tin, ảnh: HOÀI PHƯƠNG