Mở đầu Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ là nghi thức dâng hương của đại biểu và nhân dân nhằm tưởng nhớ đến thần Đồng Cổ (hay còn gọi là thần Trống Đồng), cùng các vị tiên tổ. Đền Đồng Cổ được xây dựng vào thời Lý, thờ thần Đồng Cổ gắn với “Hội thề trung hiếu”. Theo sử sách, bia ký để lại, hội thề do vua Lý Thái Tông (trị vì 1028-1054) khởi xướng với mục đích răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt”. Ngày nay, Lễ hội đền Đồng Cổ và "Hội thề trung hiếu" được tổ chức vào ngày mồng 3 và 4 tháng tư âm lịch hằng năm.

leftcenterrightdel

Màn múa trống tại lễ hội.  

Phát biểu tại lễ hội, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định: “Dù ở giai đoạn lịch sử nào của đất nước, Lễ hội đền Đồng Cổ và “Hội thề trung hiếu” luôn nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha ta, khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô. Lễ thề linh thiêng ấy vang vọng núi sông Đại Việt, theo chiều dài của lịch sử đất nước, trải qua các triều đại phong kiến, từ thời Lý, Trần đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay. Chúng ta cùng hy vọng và tin tưởng rằng, việc “Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị của di tích đền Đồng Cổ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”.

leftcenterrightdel
Nghi thức thề của các đại biểu, lãnh đạo chính quyền địa phương và nhân dân.  

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu, lãnh đạo chính quyền địa phương và nhân dân cùng hô vang lời thề trung với nước, hiếu với dân và tổ tiên…

leftcenterrightdel
 Video nghi thức thề tại "Hội thề trung hiếu".

Tin, ảnh: HỮU TRƯỞNG-THÁI PHƯƠNG