Hội thảo gồm 2 phiên và phần trao đổi, thảo luận với những nội dung về thực trạng quy định pháp luật, việc thực thi quy định pháp luật về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả hiện nay, đặc biệt trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học; nhận diện tài sản trí tuệ trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, thực trạng quản lý, khai thác và bảo vệ các tài sản quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm quốc tế về pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan và từ các vụ việc thực tiễn liên quan đến áp dụng các quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả; phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả...

Ban tổ chức đã nhận được 16 báo cáo tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và các công ty, văn phòng luật sư hoạt động trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Toàn cảnh hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Trong dài hạn, chúng ta cần nhận diện các vấn đề thực tiễn, xu hướng phát triển của thế giới, yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng tiến bộ, khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao, các quyền tác giả, quyền liên quan được bảo vệ và thực thi hiệu quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong sáng tạo và truyền bá tri thức. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới, những cơ hội và thách thức gắn với công nghệ, kỹ thuật đặt ra như công nghệ blockchain, AI, Big Data… cũng là bài toán chung cho các quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan”.

Tin, ảnh: THÁI HÀ

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.